Hàng chục căn nhà ven sông Hồng có nguy cơ sạt lở

Hàng chục hộ dân tại xóm Bãi, thôn Vân Hội, xã Phong Vân, huyện Ba Vì, Hà Nội, đang sống trong tình trạng nơm nớp lo sợ không biết căn nhà sẽ đổ sập xuống lúc nào. Hàng trăm tàu khai thác cát tại địa phận giáp ranh với tỉnh Phú Thọ này đã khiến đê kè bị xói lở và ảnh hưởng đến kết cấu các ngôi nhà quanh khu vực.

Những vết nứt kéo cả cả mét, nứt trong nhà và nứt cả ngoài phần trụ chính. Căn nhà của ông Ngô Văn Phương ở xóm Bãi có thể đổ sập bất cứ lúc nào khiến gia đình ông luôn sống trong tâm trạng bất an. Tình trạng này xuất hiện từ cuối năm ngoái do hoạt động khai thác cát tại dòng sông Hồng cách nhà ông hơn chục mét diễn ra sôi động cả ngày lẫn đêm.

Không chỉ tại những căn nhà cấp bốn hay mái bằng cũ mà cả những ngôi nhà kiên cố vừa xây xong cách đây hơn một năm cũng xuất hiện các vết nứt kéo dài từ sân đến hiên nhà. Còn căn nhà cấp bốn thì rung lên bần bật mỗi lần tàu hút cát nổ máy.

Hàng chục căn nhà ven sông Hồng có nguy cơ đổ sụp, sạt lở.

Các vết nứt nhà xuất hiện từ cuối năm 2023 và có nguy cơ ngày càng lan rộng. Đến tháng 5/24, chính quyền địa phương đã ghi nhận thêm các vết nứt song song với đường đỉnh kè trên gần như toàn bộ xóm Bãi dài khoảng 900m, ảnh hưởng trực tiếp tới 42 hộ dân. Theo chính quyền địa phương, trên đoạn sông này thường có khoảng 300-500 tàu hút cát hoạt động liên tục, ảnh hưởng tới lòng sông, làm biến đổi dòng chảy đe dọa trực tiếp tới hệ thống đê kè và các ngôi nhà ven sông.

Không kể ngày hay đêm, không kể nắng hay mưa, có thời điểm cả trăm tàu hút cát đi lại ở ngã ba sông khiến nơi đây như một thành phố đêm nhộn nhịp. Hiện nay, Hà Nội không cấp phép khai thác cát ở khu vực này, nhưng phía bên kia sông, nơi giáp ranh địa giới hành chính huyện Ba Vì, tỉnh Phú Thọ vẫn cấp phép cho các tàu hoạt động.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo chuyên gia, tình trạng “lệch pha” tại thị trường chung cư Hà Nội khó có thể sớm cải thiện khi loạt dự án cao cấp, hạng sang tiếp tục đổ bộ thị trường.

Giá nhà đất, chung cư tăng chóng mặt khiến nhiều người chuyển hướng tìm mua nhà tập thể cũ. Song nhiều căn tập thể đã xuống cấp vẫn được rao bán với giá cao ngất ngưởng, không thua gì các chung cư mới.

Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới, hiện chỉ có 8% dân số giàu lên từ bất động sản, 12% đủ tiền mua bất động sản không thuộc loại phù hợp túi tiền, 60% số người có đủ tiền để mua nhà ở xã hội với giá 11 triệu đồng/m2; 20% còn lại không có khả năng mua nhà.

Một trong những giải pháp quan trọng để góp phần ổn định thị trường bất động sản là đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội. Tuy nhiên, Nhà nước đã ban hành chính sách ưu đãi, nhưng lại chưa thực sự khuyến khích, thu hút nhà đầu tư tham gia.

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính từ đầu năm đến ngày 24/10, có 12.341 căn nhà từ 14 dự án đủ điều kiện để đưa vào kinh doanh bất động sản hình thành trong tương lai.

Giá chung cư tại Hà Nội tiếp tục bị thổi cao, kéo nhà ở xã hội cũng tăng phi lý khi giá dao động từ 40 - 45 triệu đồng/m², thậm chí một số căn trên 50 triệu đồng/m².