Hàng chục nghìn bị hại vắng mặt ở phiên xử sơ thẩm Trịnh Văn Quyết

Trong ngày đầu xét xử vụ án Trịnh Văn Quyết, mặc dù được triệu tập nhưng hàng chục nghìn bị hại vẫn không có mặt tại tòa.

Chiều ngày 22/7, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục phiên sơ thẩm vụ án thao túng thị trường chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Tập đoàn FLC và 49 bị cáo liên quan.

Đến 14h30 cùng ngày, đại diện Viện Kiểm sát vẫn tiếp tục phần công bố cáo trạng. Theo thông báo của chủ tọa, tòa đã cho triệu tập hơn 30.000 bị hại tới phiên xét xử. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, có rất ít bị hại có mặt, mặc dù trước đó Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã cho dựng rạp hàng trăm chỗ ngồi với màn chiếu phục vụ người theo dõi.

TAND TP. Hà Nội bố trí một hội trường xét xử chính, một hội trường họp và một khu vực dựng rạp ngoài trời.

Trong số các nhà đầu tư, đến nay cơ quan tố tụng xác định có 133 người đang sở hữu hơn 627.000 cổ phiếu ROS ban đầu. Trong đó, chỉ có 95 bị hại yêu cầu bồi thường thiệt hại do đang sở hữu hơn 381.000 cổ phiếu với giá trị mua gần 1,4 tỷ đồng. Được biết, gia đình ông Quyết đã gặp, xin lỗi và bồi thường cho 133 nhà đầu tư này với số tiền hơn 2,4 tỷ đồng.

Tại phiên toà, do phần đọc cáo trạng kéo dài nên toà cho phép các bị cáo ngồi nghe. Tại toà, một số bị cáo trình bày sức khỏe yếu thì được Hội đồng xét xử yêu cầu tiếp tục hoàn thành các thủ tục phiên tòa và sẽ được hỗ trợ khi cần thiết.

Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: SGGP.

Trong số các bị cáo nêu ý kiến có Lê Văn Tuấn (Kiểm toán viên Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội - CPA) đề nghị tòa triệu tập các ông bà Trần Thế Linh, Lê Văn Giò và Đỗ Mạnh Hà đến tòa để đối chất. Đây là những cá nhân tại CPA. Trước yêu cầu này, Hội đồng xét xử cho biết đã cho triệu tập nhưng họ vắng mặt. Tuy nhiên, do phiên tòa diễn ra trong nhiều ngày nên sẽ cho triệu tập tiếp nếu thấy cần thiết.

Trước khi phiên tòa diễn ra, các luật sư bào chữa cho ông Trịnh Văn Quyết cho biết họ được yêu cầu bào chữa không đưa nội dung mang tính chất phản biện, phủ nhận trực tiếp đối với các hành vi đã được xác định tại kết luận điều tra và cáo trạng, chỉ tập trung trình bày các lý do khách quan, đề xuất áp dụng các tình tiết giảm nhẹ để được hưởng sự khoan hồng. Do đó, nhiều khả năng phiên toà sẽ kết thúc sớm hơn dự kiến.

Các bị cáo tại phiên toà.

Các luật sư cho biết hiện tại có 376 văn bản (với tổng cộng 4.280 người ký tên) của nhiều tổ chức, cá nhân (là khách hàng, đối tác, người dân cư trú trên địa bàn các dự án do ông Quyết chỉ đạo triển khai, các cán bộ nhân viên, cựu cán bộ nhân viên) đề nghị giảm án, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho ông Quyết và các bị cáo.

Trong thời gian tạm giam, ông Quyết và gia đình luôn cố gắng khắc phục hậu quả của vụ án. Vào ngày 9/7/2024, bà Lê Thị Ngọc Diệp đã thay mặt chồng nộp khắc phục hậu quả thêm 23 tỷ đồng. Trước đó, bị cáo và gia đình cũng tự nguyện khắc phục số tiền hơn 191 tỷ đồng.

Theo luật sư, thực tế chỉ tính riêng tài sản là cổ phiếu và tiền mặt tại các tài khoản chứng khoán bị phong toả, ông Quyết có hơn 13 tỷ đồng tiền mặt và 1,5 tỷ cổ phiếu các loại (FLC, ROS, ART, GAB, VNM) với tổng giá trị cổ phiếu (tính theo giá đóng cửa tại thời điểm bị phong tỏa) là khoảng 4.800 tỷ đồng. Nếu được tạo điều kiện cho việc mở phong tỏa, thực hiện thanh lý tài sản sớm thì ngay cả trong trường hợp Hội đồng xét xử xác định hơn 3.600 tỷ đồng là tiền hưởng lợi không ngay tình, thì ông Quyết cũng có thể nộp toàn bộ vào ngân sách.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp Cảnh sát Interpol ra quyết định truy nã quốc tế đối với bị can Lê Khắc Ngọ (Sinh năm 1990; Hộ khẩu thường trú: Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội).

Ngày 22/12, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) cùng Công an quận Hà Đông cho biết đang điều tra làm rõ vụ gãy đổ cột báo làn đường BRT tại ngã tư Vạn Phúc - Tố Hữu, quận Hà Đông.

Ban chỉ đạo 197 quận Long Biên đã tổ chức ra quân cao điểm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường dịp cuối năm 2024 và Xuân hội 2025.

Sáng 22/12, đoạn qua ngã tư đèn đỏ trên đường Tố Hữu (Hà Đông, Hà Nội), một chiếc xe Mercedes màu trắng phóng nhanh đã lao thẳng lên dải phân cách giữa đường, tông đổ biển báo.

Công an huyện Thanh Oai vừa phát hiện và kịp thời ngăn chặn nhóm đối tượng tự chế và sử dụng pháo nổ.

Từ ngày 1/1/2025, Luật quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ chính thức có hiệu lực và đi vào cuộc sống. Thời gian này lực lượng Công an đã và đang nỗ lực trong công tác tuyên truyền, vận động người dân chủ động giao nộp vũ khí, vật liệu nổ.