Hàng không toàn cầu dự báo có lãi từ 2023
Theo báo cáo Triển vọng toàn cầu về vận tải hàng không được IATA công bố tháng 12/2022, đến nay kết nối hàng không nội địa của các nước đã phục hồi trung bình khoảng 89% so với mức trước đại dịch Covid-19, trong khi khả năng kết nối hàng không quốc tế hiện ở mức khoảng 68% so mức của năm 2019. IATA dự báo, vào năm 2023, các hãng hàng không sẽ đạt khoản lãi đầu tiên kể từ năm 2019, với mức lợi nhuận ròng khoảng 4,7 tỷ USD, với hơn bốn tỷ lượt hành khách đi lại bằng máy bay. Được biết, lợi nhuận ròng của ngành hàng không năm 2019 là 26,4 tỷ USD.
Tổng Giám đốc Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) Willie Walsh cho biết sự phục hồi diễn ra mạnh mẽ, còn một chặng đường dài phải đi để quay trở lại với trạng thái vào năm 2019. "Chúng tôi đang đi đúng hướng'', ông nói.
Các hãng hàng không Châu Âu và Trung Đông dự kiến sẽ bắt đầu ghi nhận lợi nhuận trong năm 2023. Trong khi đó, thị trường Bắc Mỹ được kỳ vọng sẽ có năm khởi sắc thứ hai liên tiếp. Dòng người đông đúc tại các sân bay Mỹ dự kiến sẽ mang lại cho ngành hàng không 9,9 tỷ USD lợi nhuận trong năm 2022 và 11,4 tỷ USD trong năm 2023.
Theo đại diện Sân bay Quốc tế Los Angeles (Mỹ), Victoria Spilabottecho biết trong năm nay, lượng hành khách tại sân bay này đã đạt khoảng 85% mức của năm 2019. "Chúng tôi chưa thể quay về mức trước khi đại dịch bùng phát, nhưng đang tiến gần hơn tới mục tiêu đó. Mọi người đã sẵn sàng đi du lịch trở lại. Chúng tôi hy vọng xu hướng này đó sẽ tiếp tục tăng lên", bà nói thêm.
Nhiều người Mỹ có ý định du lịch hoặc công tác nước ngoài khi đồng đô la Mỹ mạnh lên, các cửa khẩu và doanh nghiệp mở cửa trở lại sau đại dịch Covid-19. Một cuộc thăm dò gần đây của IATA đối với khách du lịch tại 11 thị trường toàn cầu cho thấy, gần 70% số người được hỏi cho biết họ vẫn đi du lịch hoặc thậm chí đi nhiều hơn so trước khi xảy ra đại dịch.
Tháng 11 vừa qua, thị trường xe Việt theo công bố của Hiệp hội sản xuất ô tô VAMA ghi nhận mức doanh số tăng mạnh so với tháng 10 trước đó, và tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài các hãng xe thuộc VAMA, các thương hiệu khác cũng đã công bố doanh số, trong số này, VinFast đạt kỷ lục số lượng xe bàn giao với hơn 16.000 chiếc, đóng góp vào lũy kế trên 67.000 xe bán ra tại nước ta từ đầu năm.
Trong 10 mẫu xe bán chậm nhất tháng, có đến 8 mẫu xe thuộc các thương hiệu Nhật Bản.
Trong tháng cuối cùng được ưu đãi lệ phí trước bạ cho xe lắp ráp trong nước, doanh số ghi nhận từ các thành viên thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam VAMA đã thiết lập kỷ lục mới, cao nhất kể từ đầu năm 2024, tăng 14% so với tháng 10 và tăng tới 58% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong tháng 11 vừa qua, ước tính có khoảng 65.200 ô tô mới gia nhập thị trường Việt Nam, bao gồm cả xe sản xuất trong nước và xe nhập khẩu. Trong đó sản lượng ô tô sản xuất lắp ráp trong nước ghi nhận mức tăng trưởng mạnh.
Phân khúc MPV tại Việt Nam hiện nay được rất nhiều người tiêu dùng quan tâm. Ngoài việc dùng để kinh doanh dịch vụ thì nhóm xe này cũng thu hút các gia đình Việt chọn mua xe lần đầu.
Chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đã được áp dụng từ ngày 1/9/2024 đến hết ngày 30/11/2024 nhằm hỗ trợ tiêu dùng và thúc đẩy thị trường.
0