Hàng loạt ao, hồ Hà Nội ô nhiễm nghiêm trọng

Hà Nội đứng đầu cả nước về số lượng sông, hồ, ao, đầm. Và, hệ thống ao hồ được ví như những chiếc máy điều hòa tự nhiên, giúp giảm ô nhiễm không khí, cân bằng hệ sinh thái cho Thủ đô. Thế nhưng, thực tế hiện nay cho thấy, những lá phổi xanh này lại đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng.

Hồ Tây – lá phổi xanh của Thủ đô, với hình ảnh cá chết đã trở nên quá quen thuộc với người dân xung quanh vào thời điểm giao mùa nhiều năm nay. Đáng nói, mỗi khi tình trạng này xảy ra, các cơ quan chức năng lại chỉ đưa ra một nguyên nhân đơn thuần là do thời tiết. Thế nhưng, theo các chuyên gia, câu chuyện không đơn thuần như vậy.

Theo PGS.TS Đào Trọng Tứ - Trưởng ban điều hành Mạng lưới sông ngòi Việt Nam, cá chết nguyên nhân chính và dễ hiểu là do nguồn nước bị ô nhiễm, nước thải đô thị không được xử lý thải xuống hồ làm chất lượng nước xấu đi.

Nằm ngay giữa khu dân cư của phường Văn Chương, Hà Nội, hồ Linh Quang từng được coi là lá phổi xanh khu vực trung tâm quận Đống Đa, nay đã biến thành ao tù, nước đọng và trở thành nỗi ám ảnh của người dân.

Không chỉ hồ Tây và hồ Linh Quang gặp phải tình trạng này, nguồn nước tại hồ Linh Đàm, quận Hoàng Mai cũng ô nhiễm không kém. Cỏ mọc hoang dại, thậm chí có hẳn một đường cống to thường xuyên xả nước thải đen xuống hồ, làm cả một vùng hồ thường xuyên bốc mùi hôi thối, là hiện trạng đang diễn ra tại đây. Rõ ràng, công tác quản lý hồ ở Hà Nội đang còn nhiều bất cập.

"Cái bất cập lớn nhất chính là việc xác định vấn đề và giải quyết vấn đề. Ở nước ta, khi   muôn vàn sự chồng chéo, sự điều phối của các cơ quan khác nhau vốn là việc thường thấy, thì chuyện xử lý một dòng nước bị ô nhiễm cũng bị điều chỉnh bởi các chính sách khác nhau; do đó, nếu khi mỗi cơ quan làm tốt và đúng chức trách nhiệm vụ của mình, chúng ta có thể khôi phục, có thể ngăn chặn được ô nhiễm." - Bà Nguyễn Ngọc Lý - Chủ tịch Hội đồng Quản lý Trung tâm Nghiên cứu môi trường và Cộng đồng cho biết.

Ao, hồ là không gian xanh chung của người dân. Để ao hồ Hà Nội phát huy được giá trị, rất cần dựa vào ý thức, trách nhiệm của người dân địa bàn, cùng những giải pháp, định hướng sát thực của các cấp chính quyền.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong quá trình phát triển Thủ đô, di sản văn hóa vừa là nền tảng tinh thần và vật chất để xây dựng thành phố sáng tạo. Với quyết tâm và nỗ lực bền bỉ từ thành phố đến các điạ phương, đơn vị, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá ngày càng đạt kết quả tích cực, góp phần phát triển công nghiệp văn hoá.

Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc triển khai thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố tổ chức cuộc thi tìm hiểu “Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 với 2 phần thi trực tuyến và sân khấu hóa. Cuộc thi đã góp phần lan tỏa phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Sáng 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động cuộc thi "Thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ" (RESET 2024).

Cụm thi đua số 1 của MTTQ thành phố Hà Nội gồm 6 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Long Biên, Hoàng Mai vừa tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025.

Tỉ lệ gia đình học tập đã đạt 95%, cộng đồng học tập và đơn vị học tập đạt 100%. Đây là những thông tin Hội khuyến học Bắc từ liêm báo cáo, tại Đại hội đại biểu lần thứ 3, nhiệm kỳ 2024-2029.

Ngày 22/11, Ban Chấp hành Đảng bộ quận Ba Đình khóa 26, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức Hội nghị chuyên đề thông qua một số nội dung quan trọng.