Hàng ngàn cây xanh, nhiều cột điện ở Hà Nội bị đổ
Tại quận Ba Đình, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, đã có 30 cây xanh bị đổ ở các phố Quán Thánh, Điện Biên, Ngọc Hà, Ngọc Khánh, Cống Vị, Vĩnh Phúc, Liễu Giai. Địa bàn quận xảy ra ba sự cố tốc mái vảy, gây nguy hiểm. Chính quyền đã đưa ba hộ dân với 11 nhân khẩu ra khỏi nhà G6A Thành Công để đảm bảo an toàn; các sự cố gãy cành, đổ cây có đường kính vừa đã được xử lý kịp thời.
Tại quận Hoàn Kiếm, tính đến 13h00 hôm nay, nhiều cây xanh gãy đổ trên các tuyến phố Hàm Long, Tràng Thi, Trần Hưng Đạo, Đinh Tiên Hoàng, Hàng Da, Chả Cá, Hàng Bông, Hồng Hà, Hàng Gà.
Lực lượng tại chỗ của UBND các phường đã phối hợp với Công ty Công viên cây xanh xử lý, giải tỏa, phân luồng đảm bảo an toàn giao thông.
Có ba người (gồm hai nữ và một nam) bị thương nhẹ vào hồi 15h ngày 6/9/2024 do cành cây si gãy đổ tại 11 phố Chả Cá va quệt.
UBND các phường và Công ty thoát nước Hà Nội đã trực và xử lý các điểm thoát nước ngay tại thời điểm mưa lớn, địa bàn tiêu thoát tốt, không gây ngập úng, đảm bảo an toàn giao thông.
Ở quận Cầu Giấy, thống kê đến 11h00 ngày 7/9, mưa bão đã làm đổ, gãy 33 cây xanh, đổ 1 cột điện chiếu sáng tại 99 Trung Kính; 01 cây đổ gây vỡ kính ô tô tại toà nhà No7 Khu 5,03 ha phường Dịch Vọng. Các lực lượng đã phối hợp xử lý kịp thời các cây xanh đổ gãy; đồng thời công tác vệ sinh môi trường được triển khai.
Tại quận Hà Đông, có 10 cây xanh bị đổ ở các phường Nguyễn Trãi, Vạn Phúc, Kiến Hưng, Dương Nội, Quang Trung. Các loại cây bị đổ là sữa, sao đen, hoa ba, phượng, xà cừ. Trên địa bàn quận hiện có 20 dự án, công trình xây dựng và 1.467 công trình nhà ở riêng lẻ đang thi công, đã tạm dừng xây dựng để ứng phó với cơn bão; có 10 cần trục đã chấp hành dừng hoạt động, neo thân trục.
Tại huyện Thanh Oai, một số cây xanh bị đổ nhưng không gây hư hại cho công trình và con người.
Tại huyện Sóc Sơn, lũ sông đạt cấp 2 đến cấp 3, nguy cơ sạt lở bờ bãi sông, bộc lộ sự cố thẩm lậu, mạch sủi. Diện tích lúa bị đổ dạt do gió lốc khoảng 50 ha.
Tại thị xã Sơn Tây, có 143 cây đổ, 17 sự cố đổ gãy cột điện, dây viễn thông, 5 sự cố tốc mái, 50 ha lúa bị gãy đổ song chưa ngập úng. Chính quyền đã di dời hai hộ dân để đảm bảo an toàn.
Tại Ứng Hòa có 2.000 ha lúa mùa bị đổ. Từ sáng 7/9, Xí nghiệp Thủy lợi Ứng Hòa đã cho vận hành các trạm bơm tiêu chống úng ra sông Nhuệ, sông Đáy. Hiện đang vận hành 08 trạm bơm với tổng số 48 máy bơm.
Tại Ba Vì không ghi nhận sự cố nghiêm trọng nhưng có 40 ha lúa mùa bị đổ, một nhà bếp bị sập đổ và một nhà tốc mái tôn.
Tại quận Long Biên có 24 cây xanh, 1 cột điện và trạm biến áp Thạch Bàn bị đổ, một ô tô bị hư hỏng do cây đổ trúng.
Tại huyện Thạch Thất, tính đến 15h chiều 7/9, địa bàn huyện có gần 130 cây, hơn 84 ha lúa mùa. Một cột điện cao áp khu công nghệ cao Hòa Lạc bị gãy đổ. Mực nước sông Tích tại trạm thủy văn Kim Quan thời điểm 15h30 là 6,32 m (mức báo động 1 là 6.8 m). Hiện tại Xí nghiệp Thủy lợi Thạch Thất vận hành 3 trạm bơm tiêu úng đầu mối với tổng số 10 máy bơm.
Tại quận Hai Bà Trưng, tính đến 15h30 có 30 cây bị đổ, nghiêng, lũy kế đến thời điểm hiện tại có 565 cây đổ, nghiêng, gãy. Các lực lượng đã chủ động xử lý kịp thời, không ảnh hưởng đến người và tài sản, giao thông đi lại.
Điều khiển xe máy với tốc độ cao, mang theo hung khí và sẵn sàng sử dụng khi cần. Hành vi có tính chất manh động, liều lĩnh, cùng với sự thiếu hiểu biết và coi thường pháp luật, tội phạm thanh thiếu niên không chỉ gây thương tích cho người tham gia giao thông mà còn cho chính bản thân mình.
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Sơn La cho biết, đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, bắt bị can để tạm giam và khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Nguyễn Thị Thùy Dương (sinh năm 1985, trú tại phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La) về hành vi “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội vừa có cảnh báo khách hàng chú ý cảnh giác trước những cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực và yêu cầu khách hàng thanh toán tiền điện bằng cách chuyển khoản vào tài khoản cá nhân.
Từ đầu năm đến nay, mặc dù cơ quan chức năng liên tục phát đi cảnh báo, song vẫn rất nhiều người lao động vẫn bị mắc bẫy khi đi xuất khẩu lao động trái phép; thậm chí rơi vào cảnh nợ nần khi nghe một số đối tượng cò mồi, dụ dỗ làm giả hồ sơ giấy tờ đi làm việc tại nước ngoài.
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa đưa ra cảnh báo về việc sản phẩm thực phẩm An tâm đường đang được quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo.
Trên địa bàn quận Cầu Giấy hiện đang tồn tại nhiều bãi rác tự phát, tồn đọng lâu ngày không thu dọn đã trở thành những chân điểm rác gây ô nhiễm môi trường, làm xấu cảnh quan đô thị.
0