Hàng nghìn gốc quất bị nước lũ nhấn chìm
Những cây quất chỉ còn nổi phần ngọn trên mặt nước. Cơn bão số 3 đã nhấn chìm công sức của những hộ dân trồng quất ở khu vực ven sông Hồng khi chỉ còn vài tháng nữa sẽ đến mùa thu hoạch, những cây quất này sẽ phục vụ người dân Thủ đô chơi tết.
Hơn 20 năm gắn bó với nghề trồng cây quất cảnh, đây là lần đầu tiên vườn quất của anh Phùng Văn Tuấn phải chịu thiệt hại nặng đén thế. 700 gốc quất được anh chăm bón, cắt tỉa tỉ mỉ đã đơm hoa kết trái, đang đứng trước nguy cơ mất trắng.
Ngâm mình dưới nước với hy vọng cứu được cây nào hay cây đó, anh Phùng Văn Tuấn cho biết: “Từ chiều qua đến chiều nay nước lên tầm khoảng 1 mét rưỡi rồi. Thiệt hại rất lớn, 1-2 tỷ đấy, còn có vài tháng nữa thu hoạch thôi mà bây giờ như thế này. Anh em vẫn đang vận chuyển. Không có từ ngữ gì để diễn tả nỗi khổ của người nông dân lúc này”.
Chị Bùi Minh Thuần đau xót bởi chỉ sau một đêm vườn quất của gia đình bà đã nằm sâu trong biển nước. Sự lo lắng hiện hữu bởi đây là nguồn thu nhập chính của gia đình: “Tôi là dân làng nghề, không có nghề gì chỉ trồng quất thôi, cả một năm trời trông vào cây quất. Trồng từ lúc nó còn bé, từ tháng giêng đến bây giờ, khi cây quất đã đơm hoa kết trái để chuẩn bị thu hoạch thế nhưng bây giờ tự dưng là mất hết”.
Anh Bùi Công Thành cho biết: “Từ sáng giờ rất là vất vả, huy động tất cả họ hàng anh em trong gia đình, mười mấy con người chạy quất từ đêm qua cho đến sáng nay, vừa cho được lên đây buổi sáng thì bây giờ nước lại lên đến đây, không còn chỗ để chạy nữa, hết cách rồi. Thương bố mẹ em làm cả năm, từ cây còn bé xíu. Nếu mà ngập lên nữa thì hỏng hết cây, chỉ bỏ thôi không có cách nào cứu được cả”.
Để mang đến cho người chơi những sản phẩm đẹp và chất lượng, người nông dân trồng quất tại Tứ Liên đã phải bỏ ra nhiều thời gian và công sức, mỗi cây quất được nâng niu chăm sóc trong một thời gian dài.
Anh Phùng Văn Tuấn bảo: “Nếu mà cho tôi được cảm xúc có khi tôi khóc mất, tại vì quá đau xót đấy. Cả một năm trồng trọt, mà tự nhiên thiên tai ập đến thì đúng ra không biết nói điều gì cả. Mong muốn làm sao cho nước nó rút nhanh để cho bà con hồi phục dần dần. Nước ra nhanh thì cây nó nó đỡ bị hại, còn cái cây ngoài kia mình chưa vận chuyển được, nước rút đi thì mình vớt vát được tí nào hay tí đấy”.
Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội ngày 3/11, đã tạm giữ hình sự hai đối tượng về hành vi cướp tài sản; đồng thời, giao một đối tượng có liên quan dưới 14 tuổi về Công an phường để quản lý giáo dục.
Chiều 20/11, TAND TP.HCM đã thẩm vấn bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil để làm rõ về hành vi gây thất thoát tài sản Nhà nước khi không nộp tiền Quỹ bình ổn giá và Thuế bảo vệ môi trường.
Ngày 21/11, phiên tòa xem xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 47 người và các đơn vị, tổ chức liên quan, tiếp tục với phần bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Đoàn thanh tra về các sai phạm tại SCB.
UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.
Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.
Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.
0