Hàng nghìn sinh viên tham dự Ngày hội việc làm 2022

Ngày 26/11, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tổ chức Ngày hội việc làm năm 2022. Dù thời tiết không được thuận lợi, nhưng ước tính, gần 10.000 sinh viên đã đến ngày hội để tìm kiếm cơ hội việc làm.

Ngày hội đã mang đến 6.800 cơ hội việc làm cho sinh viên của trường tại 135 gian hàng tuyển dụng.

Vừa đăng ký xong hồ sơ nhân sự vào một công ty, Vũ Bảo Ngọc – chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc - bộc bạch: Đây là cơ hội để chúng em được tiếp cận trực tiếp với thị trường lao động và gặp gỡ các nhà tuyển dụng.

Qua đây, chúng em nắm được những yêu cầu của doanh nghiệp đối với sinh viên mới ra trường. Trên cơ sở em sẽ tiếp tục hoàn thiện bản thân để có thể đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chỉ của doanh nghiệp, dù là những tiêu chí khắt khe nhất.

“Nhờ có ngày hội việc làm của trường, chúng em mới biết được các doanh nghiệp đang cần nhân sự ở những vị trí nào. Từ đó có cơ hội tham gia ứng tuyển”- Bảo Ngọc chia sẻ.

Sinh viên được tư vấn để có thể tham gia ứng tuyển vào các vị trí việc làm phù hợp với năng lực của bản thân.

Ngày hội việc làm năm 2022 của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội thu hút 120 doanh nghiệp tham gia. Ngày hội đã mang đến 6.800 cơ hội việc làm cho sinh viên của trường tại 135 gian hàng tuyển dụng.

Bùi Ngọc Sơn – sinh viên năm cuối cho biết: Tham gia ngày hội việc làm, chúng em không chỉ tìm kiếm cơ hội việc làm, mà còn được gặp gỡ trực tiếp các nhà tuyển dụng. Từ đó biết được các doanh nghiệp cần gì để tiếp tục trau dồi kiến thức, kỹ năng trước khi chính thức tham gia vào thị trường lao động.

Hiện nay, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã hợp tác với hơn 100 doanh nghiệp để tuyển dụng sinh viên của trường sau khi tốt nghiệp. Nhà trường phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức cho sinh viên đi thực tập, nâng cao trình độ kiến thức qua trải nghiệm thực tế tại các xí nghiệp sản xuất kinh doanh có liên quan đến từng chuyên ngành đào tạo.

Đồng thời, chức nhiều lớp tập huấn kỹ năng cho sinh viên như: Kỹ năng viết hồ sơ ứng tuyển và trả lời phỏng vấn; Kỹ năng xác định mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện; Kỹ năng khởi nghiệp; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng thuyết trình… Các lớp tập huấn này do trực tiếp lãnh đạo các doanh nghiệp giảng dạy. Qua đó, giúp sinh viên đáp ứng yêu cầu về vị trí việc làm của nhà tuyển dụng.

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được thành lập năm 1996. Hàng năm, quy mô đào tạo của trường từ 25 nghìn đến 30 nghìn sinh viên. Trường có đội ngũ cán bộ giảng dạy gồm: hơn 1.100 giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý. Trong đó có 21 giáo sư, 66 phó giáo sư; 127 tiến sĩ và 666 thạc sĩ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khởi nghiệp đã trở thành một chuyên ngành đào tạo chính quy của nhiều trường đại học. Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉ lệ cơ sở giáo dục đại học đưa khởi nghiệp thành môn học quan trọng, đã trở nên phổ biến.

Tư duy “Không đỗ đại học mới đi học nghề” tồn tại từ nhiều chục năm trước đây, nay đã thay đổi. Lựa chọn học nghề đã trở thành tiêu chí của nhiều học sinh và gia đình, khi nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề, có chất lượng cao ngày càng lớn. Bên cạnh đó, các trường nghề đã có sự đầu tư cả về vật chất lẫn giáo trình đào tạo, gắn liền với thực tế, cũng như nhu cầu của đơn vị tuyển dụng lao động trong và ngoài nước.

Nếu như trước đây, đại học là con đường duy nhất của phần lớn những học sinh có học lực giỏi thì hiện nay, xuất khẩu lao động đã trở thành lựa chọn nhanh nhất, ngắn nhất của khá nhiều em.

Chứng chỉ IELTS hiện nay được coi như giấy thông hành qua cửa nhiều trường đại học, THPT và cả THCS chất lượng cao. Chính vì vậy, ngày càng nhiều gia đình lựa chọn cho con học và thi IELTS từ sớm. Điều này gây ra nhiều băn khoăn và ý kiến trái chiều.

Thực trạng sinh viên tốt nghiệp đại học rơi vào cảnh thất nghiệp hay làm không đúng ngành nghề được đào tạo không còn là chuyện mới trong nhiều năm qua. Nhưng một ngịch lý đã và đang tồn tại, đó là lượng sinh viên ra trường thì nhiều, nhưng lao động có tay nghề lại luôn trong tình trạng 'hiếm'.

Trước tình trạng sinh viên thất nghiệp sau khi đào tạo ở một số ngành tỉ lệ rất cao, mà nguyên nhân chính do sự thiếu đồng bộ giữa chương trình đào tạo của nhà trường và nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp, nhiều trường đại học đã mời các doanh nghiệp góp ý trực tiếp cho chương trình đào tạo.