Hàng TMĐT xuyên biên giới đang vào Việt Nam quá dễ dàng?

Các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) Trung Quốc thời gian qua liên tục mở rộng tại Việt Nam, tạo áp lực cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp bán lẻ nội địa nhờ công nghệ, hạ tầng logistics và lợi thế giá cả đang dần chiếm lĩnh thị trường, khiến doanh nghiệp Việt Nam chật vật ngay trên sân nhà.

Là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm vận chuyển hàng quốc tế, đại diện Công ty Cổ phần Giao nhận vận tải quốc tế Lacco cho biết, với một đơn hàng truyền thống từ Trung Quốc vào Việt Nam theo đường bộ sẽ mất khoảng 2-4 ngày, với tuyến đường biển xa nhất lên đến 14 ngày. Tuy nhiên, các đơn hàng thương mại điện tử hiện nay lại đang được hưởng quá nhiều ưu đãi.

Ông Hoàng Việt Phương, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Giao nhận vận tải quốc tế Lacco cho biết: "Đối với hàng thương mại điện tử từ 3-5 là tương đối nhanh, cái rủi ro ở đây là các sàn thương mại điện tử và các nhà buôn đang lợi dụng chính sách miễn thuế cho hàng giá trị dưới 1 triệu với thủ tục thông quan rất nhanh. Và những hàng miễn thuế đó cũng không chịu sự kiểm tra chuyên ngành của cơ quan nhà nước".

Hiện hàng hóa mà người tiêu dùng Việt Nam đặt hàng qua các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới, đặc biệt là từ Trung Quốc đều là những sản phẩm Việt Nam có thể sản xuất. Tuy nhiên, hàng nhập về Việt Nam có giá rẻ hơn rất nhiều nhờ chi phí logistics thấp, đa số các mặt hàng không phải kiểm tra chuyên ngành nên thủ tục cũng đơn giản hơn rất nhiều.

Không khó hiểu vì sao đa số các đơn hàng thương mại điện tử xuyên biên giới đều được miễn phí vận chuyển hay mới đây, sàn thương mại điện tử Temu chỉ mất 3-4 ngày để một đơn hàng vận chuyển từ Trung Quốc đến Hà Nội, thậm chí còn nhanh hơn thời gian vận chuyển các đơn hàng từ các tỉnh như Lạng Sơn, Lào Cai,...

Có lẽ để thu hẹp khoảng cách với hàng hóa Trung Quốc, thì phát triển logistics cũng là một trong những vấn đề cần đặc biệt lưu tâm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, mã CTG, sàn HoSE) vừa thông báo kế hoạch chào bán 40 triệu trái phiếu ra công chúng đợt 1, với tổng giá trị lên tới 4.000 tỷ đồng.

Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024, kết quả kinh doanh của ACV suy giảm trong quý IV song luỹ kế năm 2024, cả doanh thu và lợi nhuận đều cán mốc cao kỷ lục.

Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.

Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.

Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.