Hàng triệu người tị nạn Sudan bị lãng quên
Mỗi ngày, khoảng 1.800 người chạy trốn khỏi Sudan đến Nam Sudan và hầu hết đều đi qua trung tâm quá cảnh gần thị trấn Renk sau khi đi qua cửa khẩu biên giới Joda - Wunthou.
Sau khi chạy trốn khỏi cuộc chiến ở Sudan đến Ai Cập, Mohamed Ismail ước mong tìm được việc gì đó để nuôi gia đình gồm 5 đứa con. Nay anh đã tìm được việc làm với mức lương ít ỏi khoảng 100 USD/tháng, tại một nhà máy giấy ở Giza. Mohamed Ismail, 42 tuổi, cho biết, an toàn là mối quan hàng đầu của anh và các thành viên trong gia đình.
Chúng tôi thậm chí không nghĩ đến giáo dục vì tình hình kinh tế không cho phép điều đó. Với tư cách là cha mẹ, điều đó thực sự ám ảnh, nhưng tôi bất lực.
Anh Mohamed Ismail - người dân Sudan.
Chiến tranh Sudan nổ ra vào ngày 15/4/2023 do một quá trình chuyển đổi chính trị đã được lên kế hoạch. Quân đội Sudan do Abdel Fattah al-Burhan lãnh đạo, và RSF do Mohamed Hamdan Dagalo chỉ huy, đang đấu tranh để bảo vệ lợi ích của họ.
Một số người không thể trở lại thủ đô bị chiến tranh tàn phá. Hàng trăm ngàn người đã vượt biên giới sang Ai Cập, Chad và Nam Sudan, một số chạy trốn sang Ethiopia và Cộng hòa Trung Phi.
Chúng tôi muốn quay trở lại, nhưng các con đường đã bị chặn, những con đường nối liền các thành phố như Khartoum, Omdurman và những nơi khác đều không thể đi được.
Chị Mawadah Mohamed - giáo viên người Sudan.
Chiến tranh đã gây ra một trong những cuộc khủng hoảng nhân đạo và di dân tồi tệ nhất trên thế giới, đồng thời là một trong những cuộc khủng hoảng bị lãng quên, mặc dù những tác động và hậu quả của nó và sự đau khổ của người dân là không thể chấp nhận được.
Theo tờ Maariv của Israel, các lực lượng quân sự Israel đang gặp phải những thách thức đáng kể trong việc đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái từ nhóm Houthi.
Thủ lĩnh lực lượng đối lập Syria Hayat Tahrir al-Sham (HTS), ông Ahmed al-Sharaa, ngày 22/12 khẳng định với lãnh đạo cộng đồng người Druze ở Liban rằng Syria sẽ không can thiệp tiêu cực vào Liban và cam kết tôn trọng chủ quyền của nước láng giềng.
Ngày 22/12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định việc nước này gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là "khả thi", nhưng Kiev sẽ phải nỗ lực thuyết phục các đồng minh để điều này thành hiện thực.
Ngày 22/12, lãnh tụ Tối cao của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, Đại giáo chủ Ayatollah Seyyed Ali Khamenei, đã lên tiếng bác bỏ các cáo buộc rằng Iran đã mất các lực lượng ủy nhiệm tại khu vực Tây Á.
Phong trào Hồi giáo Hamas cho biết một thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza “đang ở gần hơn bao giờ hết” nếu Israel không đưa ra thêm điều kiện mới.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã cáo buộc Panama tính phí quá cao khi sử dụng kênh đào Panama và cảnh báo sẽ yêu cầu đồng minh giao lại kênh đào này nếu Panama không quản lý kênh đào theo cách chấp nhận được.
0