Hành khách sẽ được sử dụng Internet trên chuyến bay Vietnam Airlines

Vietnam Airlines và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) vừa ký biên bản ghi nhớ hợp tác cung cấp dịch vụ Internet trên máy bay.

Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines dự kiến triển khai kết nối internet trên không (IFC - InFlight Connectivity) cho một số máy bay của hãng trong năm 2025, trên các chặng bay quốc tế đi Mỹ, châu Âu và một số chặng bay nội địa. Các máy bay, chặng bay còn lại tiếp tục được triển khai từ năm 2026.

VNPT sẽ phối hợp cùng Vietnam Airlines để xây dựng lộ trình, hoàn thiện thủ tục, lắp đặt phần cứng, thiết lập phần mềm và hỗ trợ vận hành, khai thác. Với những tiến bộ về công nghệ, dự kiến tốc độ mạng internet trên máy bay của Vietnam Airlines có thể lên tới 60 Mbps.

Lãnh đạo Vietnam Airlines và lãnh đạo VNPT ký biên bản ghi nhớ

Dịch vụ mới này sẽ giúp hành khách của Vietnam Airlines nhắn tin, nghe podcast, đọc sách, xem phim trong suốt hành trình bay theo nhu cầu cá nhân…; dịch vụ tạo thuận lợi cho những người cần làm việc trong thời gian ở trên không.

Ông Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines, cho biết: “việc triển khai dịch vụ internet trên máy bay sẽ là sản phẩm đột phá, nâng tầm dịch vụ, mang đến trải nghiệm ấn tượng cho hành khách và góp phần đưa Vietnam Airlines sớm đạt mục tiêu trở thành hãng hàng không công nghệ số hàng đầu khu vực”.

IFC sẽ sớm được triển khai ở một số chặng bay liên lục địa

Kết nối internet trên không được coi là một trong những bước đi quan trọng nữa trong hành trình chuyển đối số của Vietnam Airlines, góp phần nâng cao trải nghiệm khách hàng, củng cố năng lực cạnh tranh với các hãng hàng không 5 sao trên thế giới.

Hơn 1.000 máy bay thương mại trên toàn thế giới được trang bị IFC, và dự kiến sẽ tăng lên hơn 24.000 máy bay vào năm 2035. Nhiều hãng hàng không lớn đã triển khai dịch vụ internet trên không như Emirates, Qatar Airways, Singapore Airlines, Etihad Airways, Turkish Airlines, United Airlines, American Airlines, Delta Air Lines, Lufthansa, Air France…
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khoảng 18 giờ 15 ngày 21/4/2024, hầm đường sắt Bãi Gió qua đèo Cả đã được thông sau 10 ngày bị gián đoạn vì sự cố sạt lở.

Theo quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố sẽ xây dựng 14 tuyến đường sắt đô thị có tổng chiều dài 550km, mức đầu tư khoảng 40 tỷ USD. Với hệ thống đường sắt hiện đại được coi là “xương sống” của giao thông đô thị này, Hà Nội kỳ vọng sẽ giúp người dân dễ dàng di chuyển đến mọi vị trí trong thành phố, đủ năng lực thay thế phương tiện giao thông cá nhân.

Đã có rất nhiều người bị thương trong một vụ tai nạn giao thông đường thủy giữa một chiếc phà và một chiếc tàu chở 42 hành khách du lịch nước ngoài trên sông Tiền vào chiều hôm qua (19/04)

Trận mưa lớn vào ngày hôm qua (16/4) đã khiến cho sân bay lớn nhất Dubai ngập lụt, máy bay chìm trong biển nước và buộc phải chuyển hướng nhiều chuyến bay.

Phát hiện một thanh niên đang lao vào tàu hàng đang chạy, nhân viên đường sắt ở Đồng Nai đã nhanh trí chạy ra, kéo người này về khu vực an toàn.

Chỉ còn hơn 10 ngày nữa là đến 30/4-1/5, để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp này, các hãng hàng không dự kiến cung ứng khoảng 900.000 ghế trên các đường bay nội địa, bổ sung nhiều chuyến bay đêm để linh hoạt giá vé và lựa chọn cho hành khách.