Hành khách thưa thớt, các bến xe ảm đạm sau Tết

Trong khi hàng không đang hoạt động sôi nổi với những chuyến bay kín ghế và giá vé tăng cao sau Tết, thì các bến xe vẫn đìu hiu, vắng khách. Nhiều chuyến xe lăn bánh trong tình trạng trống nhiều ghế… khiến cho các doanh nghiệp vận tải khách gặp nhiều khó khăn.

Những ngày gần đây, bến xe Giáp Bát với nhà chờ rộng rãi khang trang nhưng chẳng có mấy hành khách. Nhu cầu đi lại của người dân qua bến xe lớn cửa ngõ phía Nam thành phố chưa phục hồi, mặc dù nhà xe, bến xe đã tăng cường công tác phục vụ và chất lượng dịch vụ.

Bến xe Giáp Bát với nhà chờ rộng rãi khang trang nhưng chẳng có mấy hành khách

Theo Phó Giám đốc Bến Giáp Bát, đây là tình trạng thường thấy ở các bến xe sau dịp Tết Nguyên Đán. Ông Tạ Anh Tuấn - Phó Giám đốc Bến xe Giáp Bát chia sẻ: "Do người dân chưa có nhiều nhu cầu đi lại, vẫn trong mùa lễ hội,… Chúng tôi cũng đang tăng cường công tác phục vụ".

Còn phía bên trong bãi xe, lái xe, phụ xe nhiều hơn cả khách. Xe vẫn vào bến bãi, xếp hàng dài, còn khách thì vắng bóng.

Xe vẫn vào bến bãi, xếp hàng dài, còn khách thì chẳng thấy đâu

Xe 29 chỗ ngồi và dù mỗi lượt đi, lượt về khách nhiều lắm cũng chỉ hơn chục người, nhưng sắp xếp, dọn dẹp lại xe vẫn là công việc quen thuộc của các lái xe trước mỗi lần đón khách.

Sau Tết Nguyên Đán, trung bình mỗi ngày bến Giáp Bát có khoảng hơn 600 phương tiện xuất bến, giảm khoảng 40 - 50 xe một ngày. Tính cả lái xe và phụ xe, mỗi xe xuất bến, chỉ khoảng 25-30% kín ghế.

Xu hướng sử dụng xe cá nhân để di chuyển đang ngày một phổ biến nhưng đó không phải nguyên nhân chính khiến ô tô khách vắng người đi. Sự bùng phát của loại hình dịch vụ xe hợp đồng, xe limousine mới là nguyên nhân khiến các bến xe ngày càng vắng vẻ.

Sự bùng phát của loại hình dịch vụ xe hợp đồng, xe limousine là nguyên nhân khiến các bến xe ngày càng vắng vẻ

Xe khách vẫn là loại hình vận tải có giá thành rẻ nhất. Nhưng xe limousine lại tiện lợi và đưa đón khách tận nơi. Do đó, nhiều người đã chuyển sang đi xe limousine hoặc đi xe ghép để tiết kiệm chi phí và cũng tiện lợi hơn cho hành trình của mình.

Ông Tạ Anh Tuấn - Phó Giám đốc Bến xe Giáp Bát cũng khuyến cáo người dân nên vào trong bến để được phục vụ tốt hơn.

Ông Tạ Anh Tuấn - Phó Giám đốc Bến xe Giáp Bát

Năm 2024, Bộ Giao thông vận tải đặt mục tiêu, sản lượng vận tải hành khách tăng 8% so với năm 2023. Nhìn thực tế hiện nay, để đạt được mục tiêu đó, cần có một lộ trình và kế hoạch cụ thể từ các cấp ngành liên quan, sự phối hợp với các bến xe, nhà xe để nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu và sự thuận tiện cho người dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đang đề xuất thực hiện phương án xây dựng các đường hầm đi bộ, phòng trung chuyển và có hai hướng kết nối giữa ga trên cao Cát Linh (tuyến số 2A) và ga ngầm S10 (tuyến số 3) nằm trong phạm vi chỉ giới đường đỏ, thực hiện trên địa bàn quận Ba Đình và Đống Đa.

Quận Tây Hồ vừa tổ chức Đại hội thi đua Quyết thắng lực lượng vũ trang quận giai đoạn 2019 - 2024.

Sáng 10/5, tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội, Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã tổ chức Hội thi thợ giỏi ngành Công Thương Hà Nội năm 2024. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng Tháng Công nhân, đồng thời, thúc đẩy phong trào luyện tay nghề, thi thợ giỏi trong công nhân lao động thành phố.

Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được chính thức công bố. Bản quy hoạch được đánh giá là có ý nghĩa lớn trong việc tạo khí thế mới cho vùng kinh tế có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng để tạo đột phá phát triển nhanh, bền vững cho đất nước.

Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn vừa tổ chức Hội nghị triển khai công tác cải cách hành chính năm 2024 và công bố kết quả đánh giá, chấm điểm cải cách hành chính năm 2023.

Việc cắt tỉa, đốn hạ cây sâu mục trước mùa mưa bão là cần thiết. Nhưng cắt trụi cành, đến mức không còn lại đến một cái lá, thì lại là chuyện bất bình thường. Tại phố Duy Tân, quận Cầu Giấy, hàng chục cây xanh cao lớn đang tỏa bóng mát đã bị xử lý như vậy.