Hành trình về làng - gìn giữ Tết truyền thống

Theo thời gian, cách đón Tết của người Việt Nam có sự thay đổi ít nhiều, nhưng vẫn giữ được nét cốt lõi trong văn hóa ngàn đời, đó là sự sum vầy, đoàn viên. Tuy nhiên, cách đón Tết của người dân ở làng quê và thị thành vẫn đôi phần khác biệt. Hôm nay, chúng ta sẽ theo chân một nhóm gia đình ở Hà Nội trải nghiệm “đón tết sớm” ở thôn, làng trong nỗ lực duy trì lưu giữ truyền thống văn hóa Tết cho các thế hệ sau.

Với những gia đình có nhiều thế hệ sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, việc trải nghiệm tết truyền thống ở thôn quê là một điều đặc biệt. Có những gia đình không chỉ nỗ lực mang Tết đến trong những căn nhà ở thành thị mà còn dành thời gian đưa các con trở về làng quê để tận hưởng không khí Tết truyền thống.

Cứ trước tết vài ngày, thôn Quýt, xã Ba Vì lại đầy ắp tiếng cười của các gia đình và tiếng trẻ nhỏ nô nức về làng ăn tết sớm. Những gia đình có nhiều thế hệ sinh ra và lớn lên ở Hà Nội như gia đình chị Loan, anh Trung, anh Hùng, cứ đến gần tết lại  tổ chức chung những buổi về làng đón tết, nơi họ cùng với gia đình sẽ mặc trang phục truyền thống, về thăm đình làng, cây đa cổ thụ và ghé thăm những ngôi nhà cổ của những người dân trong làng.

Chị Trần Hương Loan - Hai Bà Trưng, Hà Nội chia sẻ, đến khi các con lớn và biết tận hưởng cuộc sống, gia đình tôi vẫn luôn luôn mong muốn các con có những kỉ niệm tuổi thơ thật đẹp, đặc biệt là những kỉ niệm gắn liền với nét truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam.

Hành trình về làng - Gìn giữ Tết truyền thống

Nhiều người cho rằng “hương vị” ngày Tết nằm ở những làng quê Việt Nam. Tại đây, người dân vẫn giữ được phong tục tập quán, truyền thống xưa. Có lẽ ấn tượng sâu sắc nhất về “Tết quê” chính là không khí chuẩn bị Tết của mọi người trong làng.

Khác với thành phố lớn, mọi người bắt đầu sắm Tết vào ngày 27, 28 tháng Chạp (tức tháng 12 âm lịch). Ngược lại, tại quê, từ giữa tháng Chạp, nhà nhà, người người, đã nô nức chuẩn bị sắm sửa, chuẩn bị cho Tết Nguyên đán. Đặc biệt, phần lớn đồ Tết đều được người dân tự tay chuẩn bị từ: gói bánh chưng, làm mứt kẹo, cho đến trồng cây, trồng hoa đón Tết.

Những trải nghiệm thú vị khi người thành phố về quê ăn Tết

Đối với những em nhỏ, các bạn sẽ được người dân trong làng hướng dẫn cách thu hoạch hoa, quả, chuẩn bị nguyên liệu gói bánh chưng, tham gia học gói bánh chưng. Từ bước chuẩn bị ngâm gạo nếp, ngâm đỗ xanh với nước ấm, đổ ra rổ cho ráo nước, rửa sạch thịt, rửa sạch lá dong, và thái thành từng miếng dài vừa nhau.

Em Nguyễn Trần Nhật Khoa - Hai Bà Trưng, Hà Nội chia sẻ, con cảm thấy trong phần gói bánh chưng, phần gói lá là khó nhất, bởi vì cần phải làm cho chiếc bánh thật là vuông là đẹp để khi luộc sẽ không bị bung ra.

Các bé được trải nghiệm Tết truyền thống tại thôn quê, từ đó nhằm duy trì và lưu giữ truyền thống văn hóa Tết cho các thế hệ sau

Ông Nguyễn Quang Trung - Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết, mỗi năm về đây các con sẽ có trải nghiệm của riêng mình, các con sẽ lưu lại những kỷ niệm đó. Và đây sẽ là những cái giúp cho các con hình thành và lưu giữ nét văn hoá truyền thông này.

Không chỉ là một hành trình trở về làng để trải nghiệm Tết cổ truyền, mà còn là câu chuyện về sự liên kết giữa thế hệ và việc duy trì văn hóa truyền thống trong môi trường hiện đại. Nhìn từ góc độ của những người sống trong thành phố, chúng ta sẽ thấy rằng, dù sinh ra ở đâu, văn hóa Tết truyền thống vẫn đang được lưu giữ và truyền tải mạnh mẽ qua từng đời sau, nhờ những sự chung tay, nhờ tình yêu, sự trân trọng văn hóa truyền thống, của mỗi người.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quận Ba Đình đã hoàn thành tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đền Núi Sưa. Ngôi đền trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách khi đến thăm Công viên Bách thảo ở phường Ngọc Hà.

Chiếc huy hiệu “Chiến sĩ Điện Biên Phủ” là một trong số nhiều kỷ vật gắn với Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm. Ra đời giữa chiến dịch và là phần thưởng cho các chiến sĩ Điện Biên, chiếc huy hiệu ghi dấu một mốc son trong lịch sử dân tộc.

7h45 ngày 07/5/2024, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" chính thức bắt đầu.

Trong những ngày này, đông đảo người dân, du khách và bạn bè quốc tế đã có mặt tại thành phố Điện Biên.

Sáng nay (6/5), Ban Văn hóa - Xã hội HĐND Thành phố Hà Nội đã giám sát chuyên đề việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Đống Đa.

Làng Kim Liên thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội nổi tiếng với di tích lịch sử Đình Kim Liên - một trong Tứ trấn Thăng Long xưa và cũng là Di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết được rằng nơi đây có làng nghề truyền thống với lịch sử hàng trăm năm làm nghề cắt tóc mà nhiều người vẫn thường gọi vui là nghề “vít đầu thiên hạ”.