Hành vi thao túng thị trường bất động sản có bị xử lý?
"Hôm qua có một doanh nhân bị bắt vì thao túng chứng khoán. Câu hỏi đặt ra là vậy liệu các hành vi lũng đoạn thị trường nhà đất trong thời gian qua có bị xử lý như hoạt động thao túng thị trường chứng khoán hay không?", ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam đặt vấn đề tại buổi tọa đàm về vai trò của môi giới bất động sản ngày 30/3.
Theo ông Đính, kinh tế Việt Nam gặp khó khăn do dịch COVID-19 nhưng thị trường BĐS lại có sức nóng, đặc biệt là giá cả liên tục thay đổi, đảo chiều, tạo ra áp lực rất lớn cho thị trường, giá đất đai một số nơi nhảy múa, tăng vọt.
Trong đó các nhà đầu tư, nhà môi giới cũng tham gia góp tay tạo nên những cơn sốt, nóng khiến giá cả tăng vọt, đưa đất đai thành hàng hóa đầu cơ chứ không phải mục đích phục vụ kinh tế cho địa phương đó.
Chuyên gia này kêu gọi các nhà làm luật nghiên cứu để có phương án hạn chế hành vi lũng đoạn thị trường bất động sản.
Ông Nguyễn Minh Quang, Giám đốc khối Kinh doanh tiếp thị Công ty cổ phần đầu tư Nam Long là người từng làm việc trong cả môi trường chứng khoán lẫn bất động sản. Ông nhận thấy môi giới hai ngành nghề này có sự khác biệt lớn. Môi giới chứng khoán chỉ phục vụ một nhóm đối tượng nhà đầu tư am hiểu về thị trường cổ phiếu và đầu tư tài chính. Trong khi đó, môi giới bất động sản lại phục vụ đại đa số người dân vì mua một căn nhà, gây dựng nơi an cư là mong ước chung của tất cả mọi người.
Một công ty môi giới bất động sản nhỏ lẻ được lập ra trong 7 ngày, lực lượng nhân sự chỉ một vài người, lại có thể làm tất cả các nghiệp vụ liên quan. Từ thực tế lỏng lẻo này, ông Quang kiến nghị cơ quan quản lý Nhà nước nên nhanh chóng ban hành các quy chuẩn, điều kiện yêu cầu đối với những cá nhân và công ty môi giới bất động sản.
Ông Phạm Lâm, Phó chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam ước tính hiện nay có khoảng 300.000 người tham gia hành nghề môi giới địa ốc, thực tế có thể nhiều hơn do hàng năm cả nước có trên 100.000 giao dịch diễn ra. Những con số này cho thấy lực lượng môi giới là cầu nối quan trọng.
Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường Bất động sản - Bộ Xây dựng đồng tình các đề xuất cần đặt ra quy chuẩn cho nghề môi giới địa ốc để chấn chỉnh thị trường. Ông Khởi cũng nhìn nhận các chuyên gia có cơ sở khi đặt vấn đề chưa có hành vi lũng đoạn thị trường bất động sản nào bị bắt như thao túng chứng khoán.
Theo ông Khởi, tình trạng lực lượng môi giới tiếp tay thao túng giá đất thời gian qua khiến nhà làm luật cần đánh giá lại việc học, cấp chứng chỉ hành nghề, tăng cường quản lý và số hóa nghề môi giới bất động sản cho phù hợp với giai đoạn mới.
Lãnh đạo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản giải thích, trước mắt, đầu năm 2022 có hai nghị định mới là Nghị định 02 quy định chi tiết một số điều, khoản của Luật Kinh doanh Bất động sản và Nghị định 16 quy định xử phạt hành chính môi giới địa ốc, đều ban hành tháng 1. Trong đó, Nghị định 16 có nhiều biện pháp chấn chỉnh hoạt động của môi giới bất động sản bằng nhiều mức phạt tiền vài chục đến hàng trăm triệu đồng đến rút giấy phép hành nghề, đình chỉ sàn giao dịch.
"Nghị định được ban hành không vì mục đích phạt vi phạm để thu tiền mà hướng môi giới bất động sản hành nghề có trách nhiệm với cộng đồng nhiều hơn", ông Khởi nói.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa có những chỉ đạo liên quan đến việc xử lý tồn tại về trật tự xây dựng của 2 khu đô thị Thanh Hà A, Thanh Hà B tại huyện Thanh Oai và quận Hà Đông.
UBND TP Hà Nội mới ban hành Quyết định số 6761 về việc giao hơn 8.600m2 đất tại xã Nam Triều cho UBND huyện Phú Xuyên để thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất ở tại khu Đồng Vườn, thôn Nam Quất.
UBND TP Hà Nội vừa có quyết định về việc ban hành kế hoạch công tác thanh tra năm 2025. Thanh tra thành phố Hà Nội sẽ thực hiện 10 cuộc thanh tra trong quý II và quý III, mỗi cuộc thanh tra có thời hạn là 45 ngày.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6809/QĐ-UBND phê duyệt chương trình phát triển đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2035.
Từ 1/1/2025, Luật Thủ đô có hiệu lực thi hành. Hà Nội được trao quyền điều chỉnh chỉ tiêu, hệ số đền bù, điều chỉnh quy hoạch đã duyệt cho phù hợp. Đây là một yếu tố rất thuận lợi trong cải tạo các khu tập thể, khu chung cư cũ.
Sáng nay (3/1), tại cuộc họp tổ công tác đặc biệt của UBND thành phố về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp, nhà đầu tư, dự án đầu tư trên địa bàn thành phố, có ba dự án được tiếp tục tháo gỡ vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai.
0