Hát xẩm trong khu phố

Hoạt động văn hóa văn nghệ từ các khu dân cư ngày càng phát triển sôi nổi đã đem đến cho người dân đời sống tinh thần phong phú, góp phần xây dựng nếp sống văn minh và củng cố tinh thần đoàn kết, gắn bó cộng đồng dân cư trong xã hội hiện đại.

Bà Nguyễn Thị Nghiêng bán trà đá ở đầu ngõ 190 đường Giải Phóng, phường Phương Liệt đã nhiều năm. Là một người yêu nghệ thuật truyền thống, đặc biệt là xẩm, nên thời gian ở quán, ngoài công việc bán nước, bà tranh thủ tập những bài hát mà bà yêu thích.

Hoạt động văn hóa văn nghệ từ các khu dân cư
Ngoài công việc bán nước, bà tranh thủ tập những bài hát mà bà yêu thích.

Đã thành thói quen, bà Nguyễn Thị Lan một người hàng xóm cùng đội văn nghệ của tổ dân phố với bà Nghiêng lại qua quán để uống trà trước mỗi buổi tập

Không chỉ có những người cao tuổi như bà Nghiêng hay bà Lan, mà nhiều người trẻ như chị Thủy, dù công việc khá bận rộn nhưng chị vẫn bố trí thời gian cùng những người thân trong gia đình tham gia vào đội hát xẩm của khu phố.

Phong trào văn nghệ của phường Phương Liệt bao năm nay khá sôi nổi.
Thành viên trong đội văn nghệ của khu phố lại gọi nhau tới nhà văn hóa để sinh hoạt

Phong trào văn nghệ của phường Phương Liệt bao năm nay khá sôi nổi.

Tuần nào cũng vậy, sau khi sắp xếp xong công việc gia đình, các thành viên trong đội văn nghệ của khu phố lại gọi nhau tới nhà văn hóa để sinh hoạt.

Là một nghệ sĩ đã đứng trên nhiều sân khấu lớn, nhưng nghệ sĩ Thúy Đạt vẫn luôn dành nhiều thời gian chăm sóc cho đội văn nghệ của khu phố nơi bà đang sinh sống.

Hát cho nhau nghe, cùng nhau chia sẻ câu chuyện hàng ngày
Phong trào văn nghệ của người dân ở khu phố rất sôi nổi

Dù không sống trên địa phận phường Phương Liệt nhưng vì thích phong trào văn nghệ ở nơi người bạn thân đang sinh sống, nên tuần nào ông Mịch cũng tới đây để cùng tập hát xẩm với mọi người .

Hát cho nhau nghe, cùng nhau chia sẻ câu chuyện hàng ngày, cùng nhau tương tác trên mạng xã hội.

Đời sống tinh thần phong phú nhờ hoạt động này

Phong trào văn nghệ của người dân ở khu phố này bao năm qua vẫn luôn sôi nổi như thế. Đó cũng chính là món ăn tinh thần không thể thiếu với họ giữa cuộc sống bộn bề ngày nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Từ những bó hoa tươi có mặt vào những dịp lễ đặc biệt, những khoảnh khắc đáng nhớ, qua bàn tay khéo léo đã trở thành sản phẩm hộp hoa khô, khung ảnh hay đèn hoa... để kỷ niệm được lưu giữ.

Bảo tàng Sinh học, Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho người dân tham quan.

Sau cơn bão Yagi tàn phá, những cánh đồng ở xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội, đã hồi sinh với vẻ đẹp tràn đầy sức sống.

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.

Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.

Chè là một món ăn quen thuộc của người Hà Nội. Với mỗi mùa, Hà Nội lại có những món chè khác nhau mang đặc trưng riêng. Dù hiện nay có rất nhiều loại chè được biến tấu đủ mọi hương vị, thế nhưng quán chè Trường Thao nằm trong con ngõ nhỏ ở Phố Huế vẫn lưu giữ hương vị chè truyền thống trong suốt 50 năm qua.