Hậu quả của việc lạm dụng thuốc kháng sinh

Đa số các bệnh nhân mắc vi khuẩn đa kháng thường chuyển biến rất nặng, khiến bác sĩ khó khăn khi lựa chọn phác đồ điều trị, thậm chí bất lực trong việc cứu người bệnh. Kháng thuốc không chỉ là hậu quả của việc sử dụng kháng sinh bừa bãi mà còn là nỗi sợ hãi của các bác sỹ khi các phác đồ điều trị không đạt hiệu quả.

Hiện nay, tâm lý của nhiều người dân khi có những triệu chứng đau đầu, ho, sốt hay đau bụng liền nghĩ đến là ra hiệu thuốc để mua kháng sinh. Việc này cũng dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng của việc kháng thuốc nhiều năm qua.

Ví dụ như trường hợp của một bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết phải thở máy, mở nội khí quản – nhưng điều mà các bác sỹ lo ngại là tình trạng kháng kháng sinh. Kết quả nuôi cấy vi khuẩn cho thấy bệnh nhân bị nhiễm tụ cầu vàng từ cộng đồng.

Hay như một bệnh nhân được chuyển từ tuyến dưới lên sau khi dùng một số loại kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn do sốt xuất huyết dẫn đến bị tổn thương da, dị ứng phải thở máy và xuất hiện thêm tình trạng viêm phổi phải thở máy.

Hầu hết các cơ sở y tế đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng của các vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh. Trong khi nhiều quốc gia phát triển vẫn sử dụng kháng sinh thế hệ thứ nhất thì Việt Nam phải dùng tới kháng sinh thế hệ ba. Vấn đề kháng thuốc kháng sinh đang ngày càng trầm trọng khi nhiều vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh mà nguyên nhân chính là do lạm dụng thuốc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược, trong đó nghiêm cấm hành vi bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử với thuốc kê đơn.

Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.

Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.

Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.

Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.