Hậu quả từ sự cố tràn dầu tại vùng biển Philipines
Một con tàu chở dầu bị chìm tại vùng biển Philipines hồi cuối tháng 2 khiến dầu tràn ra ngoài, ảnh hưởng đến môi trường sống của đại dương và sinh kế của người dân trong vùng. Các vết dầu tràn đã được phát hiện trên bờ biển và vùng biển gần của hơn 60 ngôi làng gần khu vực con tàu chìm. Thêm vào đó, có khoảng 36.000 ha rạn san hô, rừng ngập mặn và cỏ biển có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi dầu loang.
Sự cố tràn dầu trên vùng biển Philippines
Hôm 28/2, con tàu MT Princess Empress chở 800.000 lít dầu công nghiệp đã bị chìm ngoài khơi thị trấn Naujan ở Oriental Mindoro, một tỉnh đảo cách thủ đô Manila của Philippine khoảng 207 km về phía Nam. Con tàu chở dầu này do công ty dịch vụ hàng hải RDC Reield điều hành. Tàu gặp sự cố do động cơ quá nóng, trôi dạt về vùng biển gần Oriental Mindoro trước khi biển động khiến tàu bị chìm. Tất cả 20 thành viên thủy thủ của tàu đã được giải cứu. Bộ Môi trường và Tài nguyên Philippines cho biết con tàu bị chìm có thể nằm ở độ sâu hơn 366m.
Lực lượng Bảo vệ bờ biển Philippines (PCG) lúc đầu cho biết vết dầu dài ít nhất 6 km và rộng 4 km ở vùng biển xung quanh là dầu diesel cung cấp năng lượng cho con tàu này. Tuy nhiên sau đó, lực lượng chức năng xác nhận một số thùng dầu công nghiệp trên tàu đã bắt đầu rò rỉ, gây ra nguy cơ ô nhiễm môi trường biển xung quanh. Ít nhất 4 thị trấn ven biển ở Oriental Mindoro, và một số thị trấn nổi tiếng với các bãi biển trong xanh và cát trắng, đã ghi nhận các vệt dầu trên bờ biển.
Đến ngày 10/3, Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines cho biết, họ đã phát hiện dầu lan ra tận đảo Casian, cách hiện trường chìm tàu khoảng 350km về phía Tây Nam. Hiện chưa rõ khối lượng dầu đã rò rỉ trong nước biển. Bộ Môi trường và Tài nguyên Philippines (DENR) cho biết, nếu không ngăn chặn được sự cố tràn dầu, 21 khu vực biển được bảo vệ tại địa phương có thể bị tổn hại.
Nỗ lực khắc phục và ứng phó với sự cố
Ngay khi phát hiện sự cố tràn dầu, các tình nguyện viên và nhân viên bảo vệ bờ biển của đảo Mindoro đã cố gắng dọn sạch dầu dạt vào bờ biển làm ô nhiễm hầu hết các bãi biển của hòn đảo, nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của sự cố tới môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường Philippines cũng thành lập một tổ đặc nhiệm với Lực lượng Bảo vệ bờ biển Philippines và Không quân Philippines để thực hiện các nhiệm vụ ứng phó với sự cố.
Nhiều cư dân và nhân viên bảo vệ bờ biển ở thị trấn Pola với thiết bị bảo hộ cá nhân đầy đủ, đã khẩn cấp dọn dẹp lớp dầu bám trên đá dọc bờ biển và thu gom rác thải bị bám đầy dầu.
Trong hơn một tuần qua, tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Mùi hôi từ dầu ngày càng nồng hơn khi thời tiết trở nên nóng hơn. Các tình nguyện viên cho biết, với số lượng dầu bị cuốn vào bờ nhiều như vậy, việc dọn dẹp có thể mất rất nhiều thời gian.
Các nhà bảo vệ môi trường đang kêu gọi chính phủ đẩy nhanh các hoạt động dọn dẹp, giảm thiểu thiệt hại để những người dân sống dựa vào biển nơi đây có thể tiếp tục các hoạt động bình thường. Tổng thống Philippine Ferdinand Marcos cho biết, ông hy vọng việc dọn dẹp sẽ không kéo dài quá 4 tháng.
Nhận định về tình hình khắc phục hệ quả tràn dầu, đại diện các tổ chức dọn dẹp cho biết mọi chuyện không có triển vọng tích cực. Thời tiết xấu ảnh hưởng tới điều kiện biển và khiến các đơn vị dọn dẹp gặp nguy hiểm khi thực hiện công việc. Giới chức Philippines cho biết đã kêu gọi sự hỗ trợ từ Mỹ và Nhật Bản giúp xử lý sự cố tràn dầu.
Ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh kế của người dân
Hơn mười ngày sau sự cố tràn dầu, cơ quan ứng phó thảm họa Philippines cho biết sự cố này đang gây ra các ảnh hưởng môi trường ngày càng sâu rộng. Các vết dầu tràn đã được phát hiện trên bờ biển và vùng biển gần của hơn 60 ngôi làng gần khu vực con tàu được cho là đã chìm. Thêm vào đó, có khoảng 36.000 ha rạn san hô, rừng ngập mặn và cỏ biển có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi vết dầu loang. Sức khỏe và sinh kế của người dân cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Quan chức y tế của tỉnh Oriental Mindoro cho biết ít nhất 43 người sống tại những ngôi làng trong khu vực dầu tràn vào bờ biển bị nôn mửa, nhức đầu. Các quan chức y tế cho rằng có thể thời tiết nóng bức và mùi dầu nồng nặc khiến nhiều người cảm thấy không khỏe.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines cho biết hàng nghìn ngư dân đã bị cấm đánh bắt cá trong khi các nhà chức trách nỗ lực ngăn chặn sự cố tràn dầu.
Các chuyên gia cho biết, những tác động có hại do sự cố tràn dầu gây ra đối với đa dạng sinh học biển có thể kéo dài nhiều năm và Điều này không chỉ làm sinh kế của hàng chục nghìn ngư dân mà còn khiến nguồn cung hải sản cho người dân giảm, gây mất an ninh lương thực..
Ngoài các ngư dân, hoạt động kinh doanh của những người cung cấp dịch vụ du lịch tại địa phương cũng bị ảnh hưởng nặng nề do các quan chức tuyên bố cấm câu cá và bơi lội ở thị trấn ven biển Pola khi đang là mùa cao điểm du lịch.
Thống đốc Oriental Mindoro Humerlito Dolor tuyên bố sẽ yêu cầu bồi thường thiệt hại và các chi phí khác cho người dân theo luật quy định. Chính phủ Philippines cũng cam kết thực hiện công tác dọn dẹp sau sự cố.
TIN LIÊN QUAN


Một con tàu chở dầu bị chìm tại vùng biển Philipines hồi cuối tháng 2 khiến dầu tràn ra ngoài, ảnh hưởng đến môi trường sống của đại dương và sinh kế của người dân trong vùng. Các vết dầu tràn đã được phát hiện trên bờ biển và vùng biển gần của hơn 60 ngôi làng gần khu vực con tàu chìm. Thêm vào đó, có khoảng 36.000 ha rạn san hô, rừng ngập mặn và cỏ biển có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi dầu loang.
Cuối năm 2022, NASA đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh Artemis 1, tạo tiền đề cho việc đưa con người trở lại mặt trăng. Trong khi Trung Quốc tiếp tục phóng các module để hoàn thành Trạm Vũ trụ Thiên Cung, Mỹ và các đối tác bắt đầu xác định phương án thay thế Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), và ngành công nghiệp vũ trụ tiếp tục phát triển mạnh với sự tham gia của các công ty mới nổi. 2023 sẽ là một năm mang tính bước ngoặt đối với việc tiếp cận không gian, khi chi phí phóng tàu vũ trụ giảm và số lượng cơ sở cũng như phương tiện phóng tăng lên. Tuy nhiên, đi kèm với đó là một số thách thức.
Mới đây, Nhật Bản đã phải phá hủy một tên lửa giữa không trung mà họ định phóng lên vũ trụ, sau khi động cơ giai đoạn 2 của tên lửa không thể khai hỏa. Thất bại này là một đòn giáng vào nỗ lực mở rộng khả năng tiếp cận không gian và tham vọng cạnh tranh của Nhật Bản với hãng SpaceX của tỷ phú Elon Musk trên thị trường phóng tàu vũ trụ.
Sao biển hướng dương là động vật không xương sống đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái biển. Tuy nhiên, quần thể sao biển hướng dương đã giảm xuống mức cực kỳ thấp do một căn bệnh bí ẩn. Căn bệnh này đã giết chết 90% tổng số loài sao biển hướng dương ở tiểu bang Washington (Mỹ). Hiện nay, các nhà khoa học biển tại phòng thí nghiệm Friday Harbor của Đại học Washington đang tiến hành nhân giống và nghiên cứu sao biển hướng dương với mục đích phục hồi số lượng của chúng.
Trước khi xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra, Bakhmut (phía Nga gọi là Artyomovsk) là nơi sinh sống của khoảng 70.000 dân, nhưng hiện giờ chỉ còn vài nghìn người ở lại. Cuộc chiến kéo dài suốt 7 tháng qua đã biến thành phố trở thành đống hoang tàn, đổ nát. Những ngày qua, pháo binh Nga đã tấn công dồn dập vào các tuyến đường cuối cùng ở Bakhmut nhằm bao vây toàn bộ thành phố này và đưa Moscow tiến gần đến thắng lợi lớn đầu tiên sau hơn nửa năm.
0