Hãy ứng xử có văn hóa khi va chạm giao thông

Thời gian qua, trên địa bàn Hà Nội đã xảy ra khá nhiều vụ cãi vã, ẩu đả, hành hung, thậm chí là án mạng xảy ra sau khi va chạm giao thông... Trước thực trạng này, không ít người tỏ ra lo lắng về sự xuống cấp trong văn hoá ứng xử khi tham gia giao thông. Nhiều người cho rằng, những vụ việc đáng tiếc đó chắc chắn sẽ không xảy ra, nếu các bên nhận ra lỗi của mình và chủ động xin lỗi trước - yếu tố cơ bản trong văn hóa giao thông thời hiện đại.

Thói quen nói lời xin lỗi dường như đã trở thành một thứ xa xỉ trong đời sống hàng ngày. Từ những va chạm giao thông nhỏ trên đường, thay vì vui vẻ nhận lỗi và tỏ ra cầu thị, một số người sẵn sàng lời qua tiếng lại chỉ để nhận phần đúng về mình. Hậu quả của việc "hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại" từng khiến nhiều người đã phải trả giá bằng… mạng sống.

Có lỗi phải nhận, phạm lỗi nên xin tha thứ, những bài học ấy đã thấm nhuần trong mỗi chúng ta từ tấm bé. Tuy nhiên hiện nay, mỗi ngày chúng ta lại bắt gặp nhiều hơn những hành động chương tai gai mắt và trăn trở mãi với câu hỏi: Lời xin lỗi dường như là một của hiếm trong xã hội hiện đại?

Giao thông rối ren còn bắt nguồn từ cách xử sự của con người. Chỉ cần nói "xin lỗi" khi có va quẹt nhỏ trên đường, có thể hạn chế được nạn ùn tắc giao thông, tuy nhiên, nhiều người không làm được.

Cứ va chạm là… đánh

Vào khoảng đầu tháng 2, tại đường Hoàng Quốc Việt - quận Bắc Từ Liêm chỉ vì va chạm với xe buýt, một lái xe đã không "ngần ngại" cầm dao quắm để chửi bới, đe dọa, thậm chí chém vào kính chắn gió và lốp xe phía trước của xe buýt, khiến một số bộ phận bị hư hỏng.

Giữa tháng 2, tại khu vực cây xăng Xa La, phường Phúc La, quận Hà Đông, một lái xe ô tô cũng đã "tung cước", đấm đá một lái xe ôm công nghệ chỉ vì nghĩ người này đã va vào xe của mình.

Hay mới đây, vào chiều ngày 25/2, sau khi đã uống rượu bia, hai đối tượng là Trịnh Thịnh, sinh năm 1980, trú tại quận Ba Đình và Trần Văn Hiệp, sinh năm 1986, quê quán tỉnh Nam Định đã phóng xe máy lên đường Vành đai 2. Sau đó, hai đối tượng đã liên tục lạng lách, đánh võng, tạt đầu xe ô tô đi cùng chiều. Khi bị người tham gia giao thông phản ứng, quay lại hành vi vi phạm, các đối tượng đã lái xe áp sát, gây gổ và đánh nhau với người trên xe.

Hai đối tượng đã liên tục lạng lách, đánh võng, tạt đầu xe ô tô đi cùng chiều vào chiều ngày 25/2 trên đường Vành đai 2

Những ân hận muộn màng

Điển hình như trường hợp của Nguyễn Lê Tuấn Đức SN 1991, trú tại huyện Thường Tín. Nhớ gia đình, nhớ người thân và hối hận về những gì đã làm, nhân vật chính trong đoạn hình ảnh cầm dao quắm đe dọa, chém vào lốp xe buýt chưa từng nghĩ, hành vi côn đồ của mình lại có thể bị khởi tố, đi tù về tội hủy hoại tài sản.

Nhân vật chính trong đoạn hình ảnh cầm dao quắm đe dọa, chém vào lốp xe buýt chưa từng nghĩ, hành vi côn đồ của mình lại có thể bị khởi tố, đi tù

Còn với hai đối tượng là Trịnh Thịnh và Trần Văn Hiệp - hình ảnh hai thanh niên say rượu, ngông cuồng, ngổ ngáo, hung hăng, côn đồ trên đường Vành đai 2 ngày nào, giờ được thay thế hoàn toàn bằng những lời xin lỗi muộn màng, bởi sau đó, chờ đợi họ đang là những bản án nghiêm minh của pháp luật.

Dù có nhiều tình huống va chạm xảy ra trên đường khi tham gia giao thông, nhưng chỉ cần một cách duy nhất để giải quyết vấn đề, mà không xảy ra sự việc đáng tiếc nào. Đó là chọn đối thoại, thay vì đối đầu. 

Tại cơ quan công an, Trần Duy Quang khai nhận sau quá trình va chạm giao thông dẫn đến cãi vã, lái xe taxi đã cầm hung khí đuổi đánh Quang và bạn gái. Vì bảo vệ bản thân và bạn gái đang mang bầu, Quang đã có hành vi chống trả, đấm và đánh lái xe taxi dẫn đến việc lái xe này tử vong. 

Chỉ vì một vài giây phút thiếu kiềm chế, nhiều người đã có những hành xử trái quy định của pháp luật

Điều đáng nói là, trong các vụ án mạng đau lòng xảy ra do va chạm giao thông, người thực hiện hành vi không chỉ là những thanh thiếu niên mới lớn, thích thể hiện bản thân, ưa bạo lực với nhận thức hạn chế mà còn có cả những người có học thức cao, có vị trí nhất định trong xã hội. Chỉ vì một vài giây phút thiếu kiềm chế họ đã có những hành xử trái quy định của pháp luật.

Mâu thuẫn được hoá giải từ lời xin lỗi

Hằng ngày, cả nước xảy ra không biết bao nhiêu vụ va chạm, nhưng hình ảnh hai bên cãi nhau, thậm chí xô xát thì nhiều, còn người đi sai nói lời "xin lỗi" lại rất hiếm.

Ở nhiều quốc gia khác, người tham gia giao thông tuân thủ luật giao thông rất nghiêm ngặt (không bao giờ có chuyện leo vỉa hè, rẽ trái, rẽ phải tùy tiện). Nếu lỡ xảy ra va chạm, người chạy sai lập tức xin lỗi và xin bồi thường, không cần CSGT can thiệp.

Trên thực tế, những sự việc tưởng chừng như "chẳng có gì" mà dẫn đến tai nạn là tại cả đôi bên đều cố tỏ ra "hung hăng", thậm chí nhiều đối tượng luôn "thủ" sẵn hàng nóng đi ra đường chỉ để "tiện sử dụng". Khi đã có vũ khí trong người, nhiều đối tượng trở nên không còn biết sợ, không coi ai ra gì, thậm chí chủ động gây va chạm để thể hiện bản thân.

Trên thực tế, những sự việc tưởng chừng như "chẳng có gì" mà dẫn đến tai nạn là tại cả đôi bên đều cố tỏ ra "hung hăng"

Đau lòng hơn, còn là những vụ giết người vì cãi cọ nhau khi va chạm giao thông là bài học đắt để mọi người thực hiện tốt văn hóa giao thông. Để giữ được an toàn cho mình, phải thật bình tĩnh khi xảy ra sự cố thì mới có thể tránh được va chạm không đáng có. Đừng để những va chạm giao thông nhỏ nhặt biến thành trọng án, để lại nỗi đau cho gia đình và xã hội.

Văn hóa giao thông ở Nhật và Đức  

Đức được đánh giá là một trong những quốc gia có hệ thống giao thông an toàn, với những quy định giao thông rõ ràng, nghiêm ngặt. Văn hóa và ý thức giao thông cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho giao thông của Đức trở nên an toàn. Tại châu Á, văn hóa giao thông cũng là yếu tố giúp cho Nhật Bản được coi là quốc gia có hệ thống giao thông an toàn nhất thế giới. 

Văn hóa giao thông cũng là yếu tố giúp cho Nhật Bản được coi là quốc gia có hệ thống giao thông an toàn nhất thế giới

Văn hóa giao thông của người Đức cũng là điều đáng học tập. Người Đức rất có ý thức tuân thủ các quy định giao thông về tốc độ, khoảng cách giữa các xe, việc nhường đường.

Về nguyên tắc, xe nào cũng phải mua bảo hiểm mới được phép lưu hành. Khi mua lại xe cũ cũng phải mua bảo hiểm, đăng ký sang tên ngay để tiện cho việc quản lý. Khi không may gây ra tai nạn giao thông, người Đức sẽ gọi cảnh sát tới lập biên bản, giao cho công ty bảo hiểm giải quyết việc bồi thường, người gây tai nạn và người bị tai nạn đối xử với nhau rất lịch sự, không gây gổ, cãi nhau. Do đó, việc lái xe ở Đức rất thoải mái, không bị căng thẳng. Đó chính là văn hóa giao thông đáng học tập từ người Đức.

Người Đức rất có ý thức tuân thủ các quy định giao thông về tốc độ, khoảng cách giữa các xe, việc nhường đường

Tại châu Á, Nhật Bản được cho là quốc gia có hệ thống giao thông an toàn nhất trên thế giới và người dân có ý thức cao khi tham gia giao thông. Để có ngày hôm nay thì Nhật Bản cũng đã từng có tình trạng giao thông rất lộn xộn. Nhật Bản đã mất hơn 50 năm để cải thiện tình trạng giao thông.

Văn hóa giao thông cũng là yếu tố giúp cho Nhật Bản được coi là quốc gia có hệ thống giao thông an toàn nhất thế giới

Một trong những giải pháp được Nhật Bản rất chú trọng đó là giáo dục an toàn giao thông cho trẻ em nhằm xây dựng ý thức ngay từ nhỏ. Nhờ đó mà người Nhật Bản luôn có ý thức tuân thủ giao thông rất nghiêm ngặt. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 14/5, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh chủ trì hội nghị gặp mặt chuyên gia, nhà khoa học Thủ đô nhân dịp kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5.

Kể từ năm 2009 đến nay, Hà Nội đến với Trường Sa không chỉ có tình yêu mà còn là trách nhiệm lớn của đất liền, của Thủ đô hướng về vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Nhân dịp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 - Dương lịch 2024, ngày 14/5, lãnh đạo Thành uỷ Hà Nội đã thăm và chúc mừng Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chúc mừng các chức sắc, tăng ni, phật tử.

Giá vàng liên tục lập đỉnh trong những ngày qua trở thành nỗi lo lắng của nhiều gia đình đang chuẩn bị tổ chức đám cưới cho người thân.

Huy hiệu Đảng Cộng sản Việt Nam là phần thưởng cao quý ghi nhận, tôn vinh quá trình phấn đấu, rèn luyện, cống hiến của đảng viên cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân. Với ý nghĩa đó trong dịp trao huy hiệu Đảng đợt 19/5, nhiều lãnh đạo thành phố đã trực tiếp trao huy hiệu cho hàng ngàn đảng viên ưu tú tại nhiều quận, huyện của Thủ đô.

Cam Lâm - Vĩnh Hảo là tuyến cao tốc đầu tiên của nước ta sẽ áp dụng thu phí không dừng (ETC) đa làn tự do, bỏ barrie đầu vào. Do đó, sẽ có một số thay đổi mà lái xe cần chú ý khi tuyến cao tốc này chính thức thu phí.