HĐBA họp khẩn sau vụ tấn công bệnh viện nhi ở Kiev

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ có phiên họp khẩn trong sáng nay, theo giờ Mỹ, để thảo luận về đợt tấn công mới nhất của Nga vào Ukraine, trong đó có vụ tấn công tên lửa vào một bệnh viện nhi ở thủ đô Kiev.

Cáo buộc của Ukraine

Cuộc họp do Anh, Pháp, Ecuador, Slovenia và Mỹ yêu cầu. Trước đó, ngày 8/7, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết Nga đã trút tên lửa xuống các thành phố trên khắp nước này trong giờ cao điểm buổi sáng, bao gồm thủ đô Kiev và các vùng Dnipro, Kryvyi Rih, Slovyansk, Kramatorsk, khiến nhiều người thương vong.

Đây được coi là đợt không kích dữ dội nhất của Nga tại Ukraine trong nhiều tháng qua. Trong đó, một cuộc tấn công bằng tên lửa được cho là đã phá huỷ một phần bệnh viện nhi ở Kiev.

Các bác sĩ và người dân dọn dẹp đống đổ nát sau cuộc không kích.

Cơ sở này là bệnh viện nhi lớn nhất ở Ukraine, có vai trò quan trọng trong việc điều trị cho bệnh nhi trên khắp cả nước. Theo giới chức Ukraine, mỗi năm có khoảng 7.000 ca phẫu thuật - bao gồm cả điều trị ung thư và các bệnh về huyết học - được tiến hành tại bệnh viện này.

Bộ trưởng Y tế Ukraine Viktor Liashko cho biết các đơn vị chăm sóc đặc biệt, khoa ung thư và đơn vị phẫu thuật đã bị hư hại sau vụ tấn công.

Theo hãng thông tấn nhà nước Ukrinform, hơn 600 bệnh nhân đã được sơ tán khỏi bệnh viện, trong đó hơn 100 bệnh nhân được chuyển đến các cơ sở chăm sóc sức khỏe khác.

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres ngày 8/7 đã lên án mạnh mẽ các cuộc tấn công, nhấn mạnh rằng vụ tấn công vào bệnh viện nhi ở Ukraine “gây sốc”.

Người phát ngôn của Tổng thư ký Liên hợp quốc, ông Stephane Dujarric, nói: “Luật nhân đạo quốc tế nghiêm cấm việc tấn công trực tiếp vào dân thường và các mục tiêu dân sự, và bất kỳ cuộc tấn công nào như vậy đều không thể chấp nhận được và phải chấm dứt ngay lập tức”.

Nga nói gì?

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga xác nhận quân đội nước này đã thực hiện các cuộc không kích vào Ukraine nhưng các cuộc tấn công chỉ nhằm vào các mục tiêu công nghiệp quốc phòng và căn cứ hàng không, đồng thời phủ nhận việc nhắm mục tiêu vào dân thường.

Bộ này cũng nhấn mạnh rằng nhiều bức ảnh và đoạn video được công bố từ Kiev đã xác nhận rõ ràng thực tế về sự tàn phá do một tên lửa do Ukraine phóng từ một tổ hợp phòng không trong thành phố bị rơi.

Nhân viên y tế và người dân dọn dẹp đống đổ nát của bệnh viện để tìm kiếm những người sống sót.

Theo Đại sứ Nga tại Washington Anatoly Antonov, Mỹ đang giữ im lặng về việc tên lửa phòng không Ukraine rơi xuống một bệnh viện ở Kiev nhằm lợi dụng tình hình này để chuyển giao vũ khí mới.

“Mỹ im lặng trước việc đầu đạn tấn công cơ sở hạ tầng dân sự hóa ra lại là tên lửa phòng không của Ukraine”, ông Antonov cho biết trong một tuyên bố do Đại sứ quán đưa ra.

Đại sứ Nga cũng nhấn mạnh “giới chức Mỹ và các nhà quan sát địa phương không hiểu rõ sự thật, đang sử dụng thảm kịch này một cách trắng trợn để chống lại đất nước chúng tôi”.

Theo nhà ngoại giao này, những gì đã xảy ra chỉ nói lên một điều: phương Tây nên ngừng cung cấp vũ khí cho chính quyền Kiev, vốn đang giết hại dân thường ở Nga và chính người Ukraine.

“Tuy nhiên, thực tế là vụ việc bệnh viện bị phá hủy xảy ra vào đêm trước hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington, dường như được những người bảo trợ phương Tây của Kiev coi là một “món quà” để biện minh cho sự leo thang hơn nữa xung đột và việc tiếp tục cuộc chiến cho đến người Ukraine cuối cùng,” ông Antonov kết luận.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong cuộc họp báo vừa diễn ra tối 7/9, chính quyền tỉnh Hải Nam, Trung Quốc cho biết tính đến 15 giờ chiều nay, siêu bão Yagi đã khiến 4 người thiệt mạng và 95 người khác bị thương.

Biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ nước biển tăng lên gần mức kỷ lục ở Đại Tây Dương và nhiều khu vực khác trên thế giới sẽ khiến mùa bão năm nay hoạt động mạnh hơn bình thường.

Trung Quốc dự báo siêu bão Yagi sẽ đổ đổ bộ vào một số tỉnh giáp với biên giới Việt Nam vào chiều tối 7/9. Chính quyền Khu tự trị dân tộc Choang ở tỉnh Quảng Tây cho biết đã chuẩn bị đầy đủ để ứng phó.

Cầu vượt biển dài nhất thế giới, cây cầu chính nối Hồng Kông với Ma Cao và Chu Hải ở Quảng Đông, đã mở cửa trở lại vào chiều ngày 6/9 bất chấp ảnh hưởng của bão Yagi.

Theo chuyên gia khí tượng Trung Quốc, do bão Yagi đang tiến đến vùng biển có nhiệt độ nước biển cao, độ gió đứt theo chiều dọc yếu, có lợi cho việc duy trì cấu trúc lõi ấm của cơn bão.

Khi gió và mưa lắng xuống, Hải Nam đã hạ cấp cảnh báo đối với bão Yagi và nhanh chóng triển khai các hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai trên toàn tỉnh. Trước đó, siêu bão Yagi đã tấn công tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc với mưa lớn và gió giật, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng và 92 người bị thương.