HĐND thành phố Hà Nội thông qua 21 nghị quyết chuyên đề

Kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội đã xem xét, thông qua 17 báo cáo và 21 nghị quyết chuyên đề, trong đó có nhiều nội dung quan trọng, thiết thực.

Sau ba ngày rưỡi làm việc nghiêm túc, khẩn trương, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 17 HĐND thành phố đã thành công tốt đẹp, hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và tiến hành phiên họp bế mạc.

Dự phiên bế mạc có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn.

Lãnh đạo thành phố dự phiên bế mạc. Ảnh: Viết Thành/ Hanoimoi.

Phát biểu bế mạc, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh, kỳ họp này, HĐND thành phố rất vui mừng được đón đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội, các đồng chí lãnh đạo các cơ quan Trung ương, các đồng chí Thường trực Thành ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, lãnh đạo thành phố, các vị khách quý, các vị đại biểu HĐND thành phố về dự kỳ họp.

Không khí kỳ họp diễn ra sôi nổi, nghiêm túc, thẳng thắn. Các vị đại biểu HĐND thành phố đã phát huy tinh thần trách nhiệm, nghiên cứu kỹ các tài liệu và đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc, tâm huyết, chất lượng, góp phần vào thành công của kỳ họp.

Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu bế mạc kỳ họp. Ảnh: Viết Thành/ Hanoimoi.

HĐND thành phố đã biểu quyết thông qua nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, thu, chi ngân sách những tháng cuối năm 2024, với 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trong đó tập trung vào bảo đảm tăng trưởng ổn định kinh tế, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới; tập trung xây dựng pháp luật, cải cách thể chế, ban hành cơ chế, chính sách tạo động lực phát triển kinh tế xã hội; tổ chức triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi) và hai Quy hoạch Thủ đô, điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để sớm phát huy hiệu quả đi vào cuộc sống, đặc biệt là triển khai ngay các nội dung Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua ngày 28/6 vừa qua.

HĐND thành phố đã xem xét, thông qua 17 báo cáo và 21 nghị quyết chuyên đề, trong đó có nhiều nội dung quan trọng, thiết thực, là những định hướng, cơ chế, chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an sinh, nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, điều hành của thành phố, như: cập nhật, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công; Đề án tổng thể xây dựng hệ thống đường sắt đô thị; Đề án phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng sử dụng điện, năng lượng xanh; Đề án nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.

Quang cảnh ngày làm việc thứ tư của kỳ họp thứ mười bảy. Ảnh: Viết Thành/ Hanoimoi.

Chủ tịch HĐND thành phố đề nghị ngay sau kỳ họp này, UBND thành phố, các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao, chủ động tổ chức triển khai đồng bộ, kịp thời để các nghị quyết của HĐND thành phố đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực.

Tại kỳ họp này, HĐND thành phố đã biểu quyết thông qua nghị quyết phiên chất vấn, trong đó xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình và thời gian cụ thể. Chủ tịch HĐND thành phố yêu cầu UBND thành phố và các cơ quan thực hiện quyết liệt, có hiệu quả những nội dung đã cam kết thực hiện theo tiến độ với HĐND thành phố; khẩn trương, nghiêm túc tập trung chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ, khắc phục triệt để các tồn tại, hạn chế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý nhà nước đối với những lĩnh vực được chất vấn và báo cáo HĐND thành phố kết quả thực hiện.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội sẽ có thêm 140 phương tiện là xe buýt áp dụng thí điểm hệ thống vé điện tử liên thông đa phương thức phục vụ người dân.

Dự án mở rộng đường Âu Cơ được thực hiện từ tháng 6/2020, theo kế hoạch hoàn thành năm 2021. Do phải điều chỉnh lại thiết kế, phương án thi công, dịch Covid-19 bùng phát... khiến dự án chậm tiến độ phải điều chỉnh thời hạn tới 4 lần.

Hàng trăm hộ dân tại thị trấn Vân Đình đang phải đối mặt với việc nhà cửa của họ có thể cuốn trôi theo dòng sông Đáy bất kỳ lúc nào.

Sau hơn 6 năm Công viên Thanh Xuân đi vào hoạt động, do không được duy tu thường xuyên, một số hạng mục đã xuống cấp. Nhiều khu vực còn bị bỏ hoang và bị chiếm dụng.

Nằm trong khuôn viên rộng lớn, xanh mát, công trình thể dục thể thao, vui chơi của thôn Bình Vọng, xã Văn Bình, huyện Thường Tín, luôn rộn rã tiếng cười.

Theo phản ánh của người dân huyện Gia Lâm, tuyến kênh Như Quỳnh là nơi xả thải của các cơ sản xuất tái chế bao bì, ni long trên địa bàn thôn Minh Khai (Hưng Yên), gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.