HĐND TP thông qua Nghị quyết Quy hoạch Thủ đô Hà Nội

HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với 92,55% đại biểu có mặt tán thành tại kỳ họp thứ 15 HĐND thành phố sáng 29/3/2024

Thời gian qua, Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện nghiêm túc, cụ thể hóa Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội và các Nghị quyết mang tính chiến lược của Trung ương, của Bộ Chính trị. Cùng với xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), Thành phố đã triển khai quyết liệt công tác lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 nhằm tạo ra khung khổ pháp lý, thể chế quan trọng cho phát triển Thủ đô, cũng như tạo lập không gian phát triển mới, với “tầm nhìn mới - tư duy mới” để tạo ra “cơ hội mới - giá trị mới”, để xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng vào năm 2030 và 100 năm ngày thành lập Nước vào năm 2045.

Trước đó, trình bày tờ trình tại kỳ họp, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, nhiệm vụ lập Quy hoạch Thủ đô được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 313/QĐ-TTg ngày 7-3-2022. UBND thành phố đã giao Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội là cơ quan lập Quy hoạch tổ chức triển khai lập Quy hoạch Thủ đô theo quy định của pháp luật về quy hoạch tại Quyết định số 1138/QĐ-UBND ngày 4-4-2022. UBND thành phố đã chủ trì và chỉ đạo tổ chức hơn 100 cuộc hội thảo, hội nghị, làm việc triển khai công tác lập quy hoạch Thủ đô. UBND thành phố tổ chức Hội nghị toàn thành phố triển khai công tác lập Quy hoạch Thủ đô ngày 21-7-2023; lãnh đạo UBND thành phố đã chủ trì hơn 20 buổi làm việc trực tiếp với các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã về nội dung quy hoạch các ngành, lĩnh vực và nhiều cuộc họp liên ngành về công tác lập Quy hoạch Thủ đô.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải cho biết:  Lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố đã chủ trì và chỉ đạo cơ quan lập quy hoạch chủ trì hơn 30 cuộc hội thảo, tọa đàm khoa học. Trong đó có nhiều Hội thảo quy mô, có giá trị khoa học lớn như Hội thảo khoa học về phát huy các giá trị và nguồn lực văn hoá xây dựng Thủ đô “Văn hiến, Văn minh, Hiện đại” với sự tham gia của hơn 300 đại biểu trong nước và quốc tế; phối hợp với Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo về các vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng và thực hiện Quy hoạch Thủ đô, phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến đối với Quy hoạch Thủ đô...

Ngày 23-2-2024, Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực) đã tổ chức Hội nghị thẩm định Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định của Luật Quy hoạch năm 2017. Tại Hội nghị, các thành viên Hội đồng thẩm định đã đánh giá cao kết quả lập Quy hoạch Thủ đô, đã thông qua Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 với kết quả 31/31 phiếu đồng ý thông qua hồ sơ Quy hoạch Thủ đô (đạt 100%).

Hiện nay cơ quan lập Quy hoạch đang khẩn trương rà soát, hoàn thiện Quy hoạch Thủ đô theo ý kiến của Hội đồng thẩm định. Đặc biệt là, tiếp thu ý kiến Đảng đoàn Quốc hội tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ngày 5-3-2024; ngày 11-3-2024, Ban Cán sự đảng UBND thành phố đã có Tờ trình số 47- TTR/BCSĐ báo cáo Thường trực Thành ủy. Ngày 13-3-2024, Thường trực Thành ủy đã họp thống nhất thông qua về chủ trương đối với nội dung chủ yếu của Quy hoạch Thủ đô.

Báo cáo thẩm tra của Ban Đô thị HĐND thành phố cũng bày tỏ nhất trí về sự cần thiết ban hành nghị quyết.  Ban Đô thị cũng nêu một số vấn đề cụ thể cần quan tâm thời gian tới. Đó là rà soát, đánh giá cụ thể các tồn tại, hạn chế để thấy rõ nguyên nhân gốc rễ của điểm nghẽn, nút thắt, từ đó đề xuất các giải pháp hiệu quả, giải quyết phù hợp.

Ban Đô thị cũng cho rằng, cần nhấn mạnh hơn nữa quan điểm phát triển Thủ đô Hà Nội dựa trên chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn. Bổ sung quan điểm phát triển Thủ đô dựa trên 5 trụ cột: Văn hóa - di sản;  phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số; hạ tầng đồng bộ, giao thông hiện đại;  xã hội số - đô thị thông minh; khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực.

Về không gian, Ban Đô thị HĐND thành phố thống nhất với 5 không gian ưu tiên phát triển. Lưu ý làm rõ thêm phân bố trục không gian phát triển kinh tế - xã hội theo các hành lang, vành đai kinh tế và các trục phát triển, gắn với việc huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực.

Tại kỳ họp, đại biểu quận Hoàng Mai, Long Biên, Thường Tín cũng đã trao đổi, thảo luận về các nội dung của bản Quy hoạch; các đại biểu đều bày tỏ đồng tình, thống nhất cao với việc thông qua Nghị quyết về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Văn phòng thành ủy Hà Nội vừa phát đi thông báo kết luận của Ban Chỉ đạo Chương trình 04 của Thành ủy, đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo các cấp, các ngành và một số cơ quan, đơn vị liên quan tập trung dành nguồn lực đầu tư, bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu của Chương trình 04 nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Các tuyến phố Hà Nội những ngày này khoác lên mình màu áo mới, với rực rỡ màu sắc cờ Tổ quốc, băng rôn, pano, tranh cổ động, chào mừng kỷ niệm nhiều sự kiện trọng đại của đất nước.

Thành phố Hà Nội đã dành nhiều nguồn lực đầu tư các dự án đường sắt đô thị. Tuy nhiên, quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tiến độ các dự án bị chậm và bị đội vốn, trong khi tình hình ùn tắc giao thông diễn ra ngày càng phức tạp.

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, tại Hà Nội diễn ra nhiều hoạt động văn hoá hấp dẫn, hứa hẹn thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Dịp lễ năm nay có thêm nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Công viên hồ điều hòa Trung Văn, thuộc quận Nam Từ Liêm, bị bỏ hoang lâu ngày. Nhiều người tiếc đất đai bị bỏ lãng phí nên tận dụng đất để tăng gia.

Trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/04 - 01/5, tình hình ATGT ghi nhận chung trên địa bàn thành phố Hà Nội tương đối ổn định, lượng người và phương tiện tham gia giao thông tăng cao, song không xảy ra tình trạng ùn tắc. Các bến xe không gặp áp lực trong tiếp nhận, vận chuyển hành khách.