Hệ lụy từ bỏ cọc sau đấu giá đất

Đã trải qua nhiều ngày nhưng sự việc bỏ cọc của chủ nhân 55/68 lô đất trúng đấu giá ở huyện Thanh Oai vẫn là chủ đề được dư luận quan tâm, dù kết quả này đã dự đoán trước.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Có quá nhiều câu hỏi được đặt ra như: Tại sao thức khuya, dậy sớm, tranh nhau đấu giá rồi lại bỏ cọc? Có hay không chuyện cố tình thổi giá đất đấu giá, tạo mặt bằng giá mới? Bao nhiêu người có nhu cầu mua đất ở thật sự trúng đấu giá?...

Chỉ 13 trên tổng số 68 lô đất trúng đấu giá đã được nộp tiền (trong đó lô cao nhất chỉ có giá 55 triệu đồng/m2) đã cho thấy giá trị thật của đất khu vực này chỉ ở ngưỡng vậy, nhưng đã bị đẩy lên gấp hơn 2 lần, từ đó tạo mặt bằng giá ảo dẫn tới sự hỗn loạn về giá nhà đất.

Những người tham gia đấu giá đất ở huyện Thanh Oai ngày 10/8.

PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu giá Bộ Tài chính, nhận định: “Việc thu lợi chỉ thuộc về một nhóm nhỏ nhà đầu tư, còn phần đông người dân có nhu cầu ở thực không thể với tay đến giấc mơ an cư. Chưa kể giá trúng đấu giá cao đột biến có thể tạo xu hướng đầu cơ đất đai khi có thêm nhiều người đổ đi mua, với kỳ vọng tiếp tục kiếm lời từ làn sóng này”.

KTS. Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Kiến trúc sư Trưởng TP Hà Nội, cho biết: “Tại Hà Nội và một số tỉnh, thành khác, rất nhiều những mảnh đất, biệt thự bỏ hoang, rộng hơn là khu đô thị bỏ hoang bởi giới đầu cơ đất chôn vốn tại đó. Điều này dẫn đến sự lãng phí tài nguyên, quy hoạch chung bị lộn xộn, mất thẩm mỹ, còn người cần nhà để ở hay đất canh tác thì không có để mà mua”.

PGS.TS Ngô Trí Long cho biết phần đông người có nhu cầu mua đất ở không có cơ hội trúng đấu giá.

Trong khi chế tài xử lý chưa đủ mạnh, việc giá khởi điểm thấp - trả giá cao - rồi bỏ cọc như ở huyện Thanh Oai có thể tạo "vết dầu loang" trên thị trường đấu giá đất các huyện vùng ven Hà Nội. Việc bỏ cọc 80% thậm chí hơn, hoàn toàn có thể lặp lại khi thành phố tiếp tục đấu giá hơn 250 lô đất ở 4 huyện Thanh Oai, Mỹ Đức, Đan Phượng và Mê Linh.

Một câu nói đang được lan truyền: “Nhà để ở - đất để đầu tư”, nhưng dù “ở” hay “đầu tư” thì cũng cần tính toán, xem xét tới giá trị thật. Bởi cuối cùng, khi bạn “cất tiền vào đất” và rơi vào bẫy của nhóm đầu cơ thì đó là một sự thiệt hại về kinh tế không chỉ với riêng bạn mà cả xã hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Nhà ở xã hội có thể thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó và chỉ được thế chấp sau khi đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Khoảng 47% dự án chung cư tại Hà Nội đang ghi nhận đà giảm giá chuyển nhượng trong quý I/2025, song giá phân khúc này trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp vẫn rất cao, vượt xa thu nhập của người dân.

Hà Nội hiện vẫn còn 3 xã, phường chưa hoàn thành công tác đo đạc thực địa và đối soát bản đồ, gồm: An Khánh (huyện Hoài Đức), Kiến Hưng (quận Hà Đông), Mỹ Đình 1 (quận Nam Từ Liêm).

Nhiều “chợ đất” đã được hình thành ngay sau khi Hà Nội công bố thông tin về việc triển khai tuyến Metro số 5, qua đó xuất hiện lời mời chào quen thuộc: “Mua nhanh không mất cơ hội, giá đang tăng lên hàng ngày”, khiến không ít người mua mắc bẫy.

Nhằm khắc phục những tồn tại về phòng cháy chữa cháy đối với chung cư mini, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh (bao gồm cả nhà trọ), UBND thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản 427 Hướng dẫn thực hiện.

Thành phố Đà Nẵng đã thông qua danh mục các khu đất sẽ thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, qua đó triển khai các dự án khu đô thị trên địa bàn thành phố trong năm 2025 và 2026.