Hệ thống Vòm Sắt của Israel có thực sự hiệu quả?

Đêm 1/10, Iran đã bắn khoảng 180 quả tên lửa vào các mục tiêu trong lãnh thổ Israel. Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tuyên bố hầu hết các tên lửa đã bị đánh chặn, tuy nhiên phía Iran cho biết 90% tên lửa đã vượt qua hệ thống phòng không Vòm sắt của Israel. Điều này làm dấy lên câu hỏi liệu hệ thống Vòm sắt có thực sự hiệu quả?

Chuẩn đô đốc Daniel Hagari, phát ngôn viên Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) cho biết, hệ thống phòng không của nước này đã đánh chặn được phần lớn trong số 180 tên lửa Iran phóng vào lãnh thổ Israel hôm 1/10.

Tuy nhiên, lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) cho biết đã sử dụng tên lửa nội địa trong cuộc tấn công nhắm vào các vị trí chiến lược tại Israel. 90% tên lửa đã vượt qua hệ thống phòng không Vòm sắt, đánh trúng mục tiêu trong lãnh thổ Israel.

Iran cho biết 90% tên lửa đã vượt qua hệ thống Vòm sắt trong cuộc không kích vào Israel hôm 1/10

Một số video trên mạng cho thấy, một số tên lửa vẫn rơi xuống khu vực miền Trung và miền Nam Israel; trong đó, một số mảnh tên lửa đã rơi xuống đất và dường như đã gây ra thiệt hại.

IRGC khẳng định loạt tên lửa đạn đạo đã được phóng vào một số mục tiêu, bao gồm căn cứ không quân, căn cứ radar và các trung tâm chỉ huy quân sự của Israel.

Trước đó, năng lực phòng không của Israel, tiêu biểu là hệ thống Vòm sắt lừng danh, đã nhiều lần bị đặt dấu hỏi. Một số nhà phân tích nhận định rằng, hệ thống Vòm sắt đã quá tải trong việc đẩy lùi một cuộc tấn công ồ ạt bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái từ Iran và các đồng minh.

Hãng tin Sputnik dẫn lời nhà phân tích quân sự Yuri Lyamin thuộc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga nhận định, cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran hồi tháng 4 năm nay đã đẩy hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm sắt của Israel đến giới hạn. Vào thời điểm đó, Tehran chưa sử dụng đến loại tên lửa hiện đại nhất của mình, còn Israel được Mỹ cùng các đồng minh khác hỗ trợ bắn hạ tên lửa.

Trong cuộc tấn công mới nhất hôm 1/10, Iran đã sử dụng tên lửa siêu thanh Fattah 1 mới nhất. Theo hãng truyền thông bán chính thức Mehr News của Iran, trong vụ tấn công ngày 1/10, Iran lần đầu tiên đã sử dụng tên lửa siêu thanh Fattah 1. Fattah được coi là tên lửa siêu thanh đầu tiên do Iran sản xuất trong nước, có thể di chuyển với tốc độ gấp 15 lần tốc độ âm thanh và có khả năng "nhắm mục tiêu vào các hệ thống phòng thủ tên lửa".

Trong bối cảnh Israel không có đồng minh trợ giúp như trong đợt tấn công hồi tháng 4, cùng với hệ thống Vòm sắt quá tải đã khiến nước này không chống đỡ được cơn mưa tên lửa từ phía Iran.

Ông Lyamin nhận xét: "Tôi không nghĩ Israel có thể tăng cường đáng kể năng lực của họ trong lĩnh vực này vào thời điểm hiện tại. Bởi vì thời gian quá ngắn kể từ cuộc tấn công vào tháng 4". Trước đó, đã có báo cáo cho biết hệ thống phòng không nhiều lớp, trong đó có hệ thống Vòm sắt của Israel đã bị thiệt hại trong cuộc tấn công của Hamas hôm 7/10/2023.

Một điểm yếu trong hệ thống phòng không của Israel là thiết bị bay không người lái UAV nếu bay hàng loạt ở độ cao thấp có thể tránh được hệ thống radar. Vì vậy vẫn có UAV của Houthi lọt qua hệ thống phòng không của Israel và tấn công Tel Aviv vào tháng 7, khiến 1 dân thường thiệt mạng.

Đánh giá về hệ thống phòng không Vòm sắt nổi tiếng của Israel, ông Lyamin lưu ý rằng hiện nay, Vòm sắt "không bảo đảm khả năng phòng thủ ở mức tuyệt đối 100%". "Vòm sắt có thể bị áp đảo bởi một vụ phóng tên lửa hàng loạt", ông Lyamin giải thích.

Một hệ thống Vòm sắt được triển khai tại Jerusalem sau vụ Hamas tấn công vào Israel hôm 7/10/2023

Các nhà phân tích nhấn mạnh không phải ngẫu nhiên mà Mỹ tìm cách tăng cường năng lực phòng thủ tên lửa của Israel bằng cách triển khai thêm các thiết bị quân sự trong khu vực.

Trước đó, chính Tel Aviv đã từng đề cập mối lo ngại này với Washington, cụ thể quân đội Israel thừa nhận “Vòm sắt” dễ tổn thương trước kho tên lửa và UAV khổng lồ của Hezbollah, lực lượng ủy nhiệm mạnh nhất của Iran trong khu vực. Một quan chức Israel thừa nhận nguy cơ này có thể trở thành hiện thực nếu Hezbollah tiến hành cuộc tấn công quy mô lớn bằng vũ khí dẫn đường chính xác cao.

Vòm sắt được thiết kế để đánh chặn các tên lửa tầm ngắn cũng như tầm trung và tầm xa như máy bay, UAV, pháo và tên lửa. Tuy nhiên, Michael Herzog, một vị tướng về hưu của quân đội Israel cho rằng một nhược điểm của Vòm sắt là hệ thống này ít hiệu quả hơn ở tầm bắn 4km trở xuống, nên các tên lửa tầm cực ngắn cũng có thể đe dọa đến các mục tiêu ở Israel.

Ngoài ra, một hệ thống Vòm sắt chỉ có thể bảo vệ một khu vực tương đối nhỏ (khoảng 150km2) và chỉ phát huy hiệu quả với một số lượng nhỏ các mục tiêu đang lao đến và đến từ cùng một hướng. Nếu trong một cuộc tấn công quy mô lớn hơn, với khoảng 100 tên lửa trở lên, Vòm sắt sẽ trở nên bất lực.

Và khi Vòm sắt chặn loạt tên lửa đầu tiên, hệ thống này gần như không thể đối phó với loạt tên lửa thứ hai được bắn sau loạt đầu tiên. Do vậy, tên lửa từ các loạt bắn sau đó sẽ tiếp cận mục tiêu mà không bị cản trở.

Chính vì vậy mà trong các cuộc tấn công dồn dập nhiều tên lửa từ Hamas, Hezbollah hay Iran, vẫn có những tên lửa lọt qua hệ thống Vòm sắt và nhắm vào các mục tiêu ở Israel.  

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tình hình Trung Đông vốn đang căng thẳng tiếp tục dậy sóng sau khi đêm ngày 1/10, Iran đã phát động cuộc tấn công đường không về phía lãnh thổ Israel.

Sáng 2/10, hai ứng viên Phó tổng thống Mỹ là Thượng nghị sĩ JD Vance của đảng Cộng hoà và Thống đốc bang Minnesota Tim Walz của đảng Dân chủ đã bước vào phiên tranh luận trực tiếp đầu tiên và duy nhất, thảo luận vấn đề hàng loạt vấn đề nóng hiện nay.

Tối 1/10, giờ địa phương, Iran tiến hành dội mưa tên lửa vào Israel. Vì sao Iran chọn thời điểm này để tấn công Israel? Cuộc tấn công này sẽ có tác động gì đến tình hình khu vực? Mỹ đưa ra cảnh báo với Israel trước khi Iran phát động tấn công, vậy Mỹ đóng vai trò gì trong xung đột khu vực?

Jordan tuyên bố “sẽ không trở thành chiến trường cho bất kỳ bên nào” sau cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran vào Israel.

Đêm 1/10, Iran đã bắn khoảng 180 quả tên lửa vào các mục tiêu trong lãnh thổ Israel. Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tuyên bố hầu hết các tên lửa đã bị đánh chặn, tuy nhiên phía Iran cho biết 90% tên lửa đã vượt qua hệ thống phòng không Vòm sắt của Israel. Điều này làm dấy lên câu hỏi liệu hệ thống Vòm sắt có thực sự hiệu quả?

Nhiều vụ nổ đã làm rung chuyển thủ đô Beirut của Liban vào sáng nay 2/10, khi Israel tấn công “các mục tiêu của Hezbollah”.