Hezbollah ra sao sau vụ ám sát thủ lĩnh?
Ông Nasrallah bị giết hại như thế nào?
Vào tối thứ sáu, Israel đã tiến hành một loạt các cuộc không kích vào khu phố đông dân Haret Hreik ở Dahiyeh, phía Nam Beirut. Các cuộc không kích này tiếp tục cho đến sáng sớm thứ bảy, buộc hàng nghìn cư dân phải chạy trốn khỏi khu vực. Vào thứ bảy, lực lượng Israel tuyên bố đã tấn công vào trụ sở của Hezbollah và giết chết thủ lĩnh Hezbollah Nasrallah. Sau nhiều giờ đồn đoán, Hezbollah đã xác nhận cái chết của ông Nasrallah. Theo Bộ Y tế Công cộng Liban, ít nhất 11 người đã thiệt mạng và 108 người bị thương trong các cuộc tấn công.
Truyền thông Israel cho biết khoảng 85 quả bom có sức công phá lớn được gọi là "bom phá boongke" đã được sử dụng trong cuộc tấn công hôm thứ sáu. Còn được gọi là "xuyên đất", những bom này đào sâu vào lòng đất trước khi phát nổ và nặng từ 2.000 đến 4.000 pound (900-1.800kg) mỗi quả. Công ước Geneva đã cấm sử dụng loại bom này ở các khu vực đông dân cư. Trong khi đó, Dahiyeh là một khu dân cư đông đúc ở Beirut và tên lửa của Israel đã san phẳng nhiều tòa nhà dân.
Ông Hassan Nasrallah là ai?
Sinh ra tại Beirut vào tháng 8/1960, ông Nasrallah đã trải qua thời thơ ấu của mình dưới cái bóng của cuộc nội chiến ở Liban. Gia đình ông buộc phải chạy trốn khỏi thủ đô khi cuộc giao tranh nổ ra vào năm 1975, di chuyển xa hơn về phía nam đến một ngôi làng gần thành phố ven biển Tyre.
Một năm sau, ông Nasrallah chuyển đến Iraq để theo học tại một chủng viện Shiite, nhưng ông đã nhanh chóng bị trục xuất trong cuộc đàn áp người Hồi giáo dòng Shiite dưới chế độ của Tổng thống Iraq Saddam Hussein. Ông Nasrallah sau đó trở về Liban và trở thành học trò của ông Musawi.
Khi Israel xâm lược Liban vào năm 1982 để đáp trả các cuộc tấn công của Tổ chức Giải phóng Palestine, ông Nasrallah đã tập hợp một nhóm chiến binh để chống lại sự chiếm đóng của Israel, sau này phát triển thành Hezbollah. Hezbollah (Đảng của Chúa trong tiếng Ả-rập) là một nhóm được Iran hậu thuẫn được thành lập vào năm 1982 để chống lại sự chiếm đóng của Israel ở miền nam Liban. Nhóm này nhận được sự ủng hộ của những người Hồi giáo Shiite.
Ông Nasrallah, 64 tuổi, trở thành tổng thư ký thứ ba của Hezbollah vào năm 1992, sau khi người tiền nhiệm của ông, Abbas al-Musawi, bị tên lửa của Israel giết hại. Các bài phát biểu của ông, kết hợp các yếu tố chính trị và tôn giáo, cũng góp phần đem lại uy tín rộng rãi cho ông. Kể từ khi cuộc chiến của Israel ở Gaza bắt đầu vào tháng 10 năm 2023, ông Nasrallah đã có bài phát biểu trên truyền hình kêu gọi sự ủng hộ cho Hamas, đồng thời Hezbollah đã giao tranh bằng tên lửa xuyên biên giới với Israel.
Chỉ hơn một tuần trước, Israel cũng đã giết chết chỉ huy cấp cao của Hezbollah Ibrahim Aqil tại Beirut. Chỉ mới 2 tháng trước, ông Ismail Haniyeh, người đứng đầu văn phòng chính trị của Hamas, bị Israel giết tại Iran. Các cuộc tấn công chưa từng có của Israel vào Liban, vụ nổ hàng loạt máy nhắn tin và radio cầm tay của các chỉ huy Hezbollah vào đầu tháng này đã khiến nhóm này phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt chỉ uy và lãnh đạo.
Ai sẽ kế nhiệm ông Nasrallah và điều này sẽ được quyết định như thế nào?
Hội đồng shura bao gồm bảy thành viên của Hezbollah dự kiến sẽ họp để quyết định ai sẽ lãnh đạo tổ chức này.
Ông Hashem Safieddine, người đứng đầu hội đồng điều hành của Hezbollah, được cho là một trong những lựa chọn cho vị trí tổng thư ký mới của nhóm. Với tư cách là người đứng đầu hội đồng điều hành, ông Safieddine phụ trách các vấn đề chính trị của Hezbollah. Ông cũng tham gia Hội đồng Jihad, nơi quản lý các hoạt động quân sự của nhóm và là anh em họ bên ngoại của ông Nasrallah.
Hezbollah đã phản ứng thế nào trước các cuộc tấn công mới nhất?
Trong một tuyên bố vào thứ Bảy xác nhận cái chết của ông Nasrallah, Hezbollah tuyên bố sẽ tiếp tục hoạt động quân sự để hỗ trợ Gaza và bảo vệ Liban. Hezbollah đã phóng năm quả tên lửa vào miền bắc Israel sau thông báo rằng ông Nasrallah đã bị giết.
Liệu việc giết Nasrallah có làm suy yếu Hezbollah không?
Mặc dù Hezbollah ảnh hưởng nặng nề trong ngắn hạn, các nhà phân tích cho rằng nhóm này khó có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong dài hạn vì một thủ lĩnh có thể được thay thế bằng một thủ lĩnh khác và nhóm này vẫn duy trì được kho vũ khí và sức mạnh quân sự khổng lồ của mình.
Ông Mohammad Marandi, giáo sư tại Đại học Tehran, cho biết Beirut được coi là "điểm yếu nhất" của Hezbollah vì đây cũng là nơi có các đại sứ quán phương Tây và những người có liên hệ với các cơ quan tình báo phương Tây. Tuy nhiên, nhìn chung, "Israel không có khả năng đánh bại Hezbollah về mặt quân sự".
Vụ ám sát Nasrallah là một đòn giáng mạnh vào Hezbollah nhưng không phải là một đòn chí mạng. Các nhà phân tích cho rằng Hezbollah sẽ cần một thời gian để vượt qua cú sốc và phục hồi. Lina Khatib, một nhà nghiên cứu tại Chatham House, một nhóm nghiên cứu về các vấn đề quốc tế, nhận định:
"Việc giết chết Nasrallah là một bước lùi đáng kể đối với Hezbollah, không chỉ vì vai trò quan trọng của ông trong chiến lược của Hezbollah mà còn vì việc loại bỏ ông cho thấy mức độ dễ bị tổn thương của nhóm này trước Israel".
Các nhà phân tích cho biết nhóm này hiện phải đối mặt với những lựa chọn chiến lược trong bối cảnh thiếu hụt lãnh đạo tạm thời thay, nhưng điều đó không đe dọa đến sự tồn tại của nhóm. Yezid Sayig, thành viên cấp cao tại Chương trình Trung Đông của Carnegie, cho biết "Hezbollah sẽ không biến mất". Ông nói thêm rằng nhóm này sẽ "kiên nhẫn chiến lược" ngay cả khi Iran không vào cuộc để bảo vệ họ ngay bây giờ.
Đây có phải là chiến thắng của Israel không?
Israel tuyên bố đây là một chiến thắng to lớn, nhưng các nhà quan sát lo ngại xung đột giữa Israel và Iran sẽ leo thang, có lợi Hezbollah. Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York vào thứ sáu, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố cuộc tấn công tàn khốc này vào Hezbollah là một chiến thắng lớn.
Các chuyên gia phần lớn đồng ý rằng Israel sẽ tận dụng cái chết của ông Nasrallah và khoảng trống lãnh đạo trong nhóm Hezbollah để tiếp tục tiến lên. Theo Mohamad Elmasry tại Viện nghiên cứu sau đại học Doha, cái gọi là thành công của cuộc tấn công vào Hezbollah cũng có thể tác động đến dư luận trong nước theo hướng có lợi cho Thủ tướng Netanyahu.
Tuy nhiên, Israel có thể không nhất thiết đạt được mục tiêu đã nêu là loại bỏ phản kháng và đem lại sự yên tĩnh. Trong quá khứ, các cuộc tấn công leo thang chỉ thúc đẩy sự phản kháng, bât lợi cho Israel.
Lực lượng Houthi của Yemen cho biết họ đã bắn một tên lửa đạn đạo vào Sân bay Ben Gurion gần Tel Aviv. Cuộc tấn công được lên kế hoạch trùng với thời điểm Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu từ Đại hội đồng Liên hợp quốc trở về. Còi báo động không kích đã vang lên khắp miền trung Israel, bao gồm cả Tel Aviv và người ta nghe thấy có những tiếng nổ lớn. Quân đội Israel cho biết quả tên lửa bắn từ Yemen đã bị đánh chặn. Đây là lần thứ hai trong vòng chưa đầy hai ngày, Houthi tấn công Israel. Một quả tên lửa khác bị đánh chặn vào sáng sớm thứ Sáu. Phong trào Houthi trước đó đã làm lễ tưởng niệm thủ lĩnh Hezbollah Sayyed Hassan Nasrallah, đồng minh của họ, sau khi ông qua đời trong một cuộc không kích của Israel nhằm vào thủ đô Beirut của Liban.
Theo Elijah Magnier, một nhà phân tích quân sự tại Brussels, một cuộc tấn công liên tục cũng sẽ đòi hỏi Mỹ phải tiếp tục cung cấp đạn dược. Trong tuyên bố đầu tiên sau vụ ám sát, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố Washington ủng hộ các cuộc tấn công quân sự của Israel chống lại Hezbollah và mô tả vụ giết Nasrallah là "công lý" cho hàng trăm người Mỹ mà ông cáo buộc Hezbollah đã giết.
Iran sẽ phản ứng thế nào?
Trong khi vụ ám sát Nasrallah làm gia tăng nỗi lo về phản ứng của Iran, các chuyên gia cho rằng vụ việc đặt Iran vào tình thế rất khó xử. Iran có lẽ sẽ không lựa chọn leo thang toàn diện mà có thể sẽ tiếp tục cách tiếp cận thông thường của mình là “chiến đấu thông qua các lực lượng ủy nhiệm, bao gồm các đồng minh ở Iraq và Yemen” trước khi tham gia vào bất kỳ cuộc đối đầu trực tiếp nào với Israel. Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian đã đưa ra tuyên bố về vụ giết hại ông Nasrallah vào thứ Bảy, nói rằng điều đó “sẽ chỉ làm tăng thêm sự phản kháng”.
Ông nói thêm rằng cộng đồng quốc tế sẽ không quên rằng lệnh “tấn công khủng bố” này được ban hành từ New York, có khả năng ám chỉ thủ tướng Netanyahu, vì lúc đó ông có mặt tại Đại hội đồng Liên hợp quốc. Ông Pezeshkian cũng cho rằng Mỹ không thể phủ nhận sự đồng lõa trong vụ giết hại Nasrallah vì họ vẫn tiếp tục cung cấp vũ khí và viện trợ quân sự cho Israel kể từ khi cuộc chiến ở Gaza bắt đầu gần một năm trước.
Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei đã lên án vụ ám sát thủ lĩnh Hezbollah tại Liban hôm thứ 7. Trong một tuyên bố chính thức được phát sóng trên đài truyền hình Iran IRIB, ông Khamenei đã ca ngợi thủ lĩnh Nasrallah vì "đã lên kế hoạch và chiến đấu trong nhiều thập kỷ để bảo vệ người dân Palestine bị áp bức", đồng thời nói thêm rằng "các cuộc tấn công của mặt trận kháng chiến" chống lại Israel sẽ còn mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai. Các nguồn tin cho biết lãnh tụ tinh thần Iran Khamenei đã được đưa đến một địa điểm an toàn nằm sâu bên trong Iran và an ninh được tăng cường, một ngày sau khi Israel giết chết thủ lĩnh nhóm Hezbollah của Liban được cho là do Iran hậu thuẫn. Đây là động thái mới nhất cho thấy sự lo lắng của chính quyền Iran khi Israel tiến hành một loạt các cuộc tấn công tàn khốc vào Hezbollah, đồng minh được trang bị vũ khí tốt nhất của Iran trong khu vực. Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian đổ lỗi cho Mỹ, quốc gia từ lâu đã cung cấp vũ khí tiên tiến cho Israel, về vụ ám sát ông Nasrallah.
Chính quyền Croatia cho biết có kế hoạch tổ chức quốc tang vào hôm nay (21/12) cho các nạn nhân của vụ tấn công bằng dao chưa từng có tại một trường học ở thủ đô Zagreb.
Chính phủ Nhật Bản cho hay, nước này sẽ cung cấp vaccine đậu mùa khỉ cho Cộng hòa dân chủ Congo và đã cử một đoàn chuyên gia y tế đến thực địa để khảo sát cách tiến hành tiêm chủng. Động thái này nhận được sự hoan nghênh từ Tổ chức Y tế thế giới và cộng đồng quốc tế.
Một đoàn gồm 120 binh sĩ Pháp đã rời Chad vào ngày 20/12, đánh dấu sự khởi đầu cho cuộc rút quân của Pháp khỏi một trong những thuộc địa cuối cùng mà Pháp vẫn duy trì sự hiện diện quân sự.
Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết, vào ngày 27/12 tới, ông sẽ ra quyết định liệu có giải tán quốc hội hay không.
Nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới đã chia sẻ những nội dung trên mạng xã hội nhằm gửi lời chia buồn về vụ tấn công khủng bố kinh hoàng tại chợ Giáng sinh ở thành phố Madeburg của Đức, khiến hơn 60 người thương vong.
Ngày 20/12, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã công bố 12 thay đổi trong Nội các, theo đó đưa vào 8 bộ trưởng mới và chuyển đổi vị trí của 4 bộ trưởng cũ. Đây được coi là một trong những đợt cải tổ Nội các lớn nhất kể từ khi ông Trudeau lên nắm quyền cách đây 9 năm.
0