Hiểm họa chết người khi ở lâu trong ô tô đóng kín

Ở lâu trong ô tô đóng kín, nhất là khi xe đỗ dưới trời nắng nóng có thể khiến bất kỳ ai cũng phải đối mặt với nguy cơ ngạt thở, sốc nhiệt, thậm chí là tử vong. Nếu may mắn, người được cứu sống có thể bị tổn thương não, chịu di chứng thần kinh suốt đời.

Đó là cảnh báo của chuyên gia y tế sau vụ việc cháu bé 5 tuổi tử vong vì bị bỏ quên trên xe đưa đón của một trường mầm non tại tỉnh Thái Bình vào 29/5.

Vụ cháu bé tử vong thương tâm vì  bị bỏ quên trên xe đưa đón của trường mầm non Hồng Nhung, tỉnh Thái Bình, không phải vụ việc đau lòng duy nhất xảy ra. Trước đó, vào tháng 8/2019, cái chết của bé trai 6 tuổi bị bỏ quên trên xe đưa đón học sinh của Trường Gateway (Hà Nội) từng khiến dư luận bàng hoàng, xót xa.

Sau vụ việc ở trường Gateway, đến tháng 9/ 2019, thêm một cháu bé bị bỏ quên trên xe đưa đón của trường mầm non ở Bắc Ninh. Cháu bé này may mắn được cứu sống sau khi điều trị tích cực tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Tháng 6/2020, một nam sinh lớp 4 trường tiểu học Nam Từ Liêm (Hà Nội) cũng bị bỏ quên trên xe ô tô đưa đón học sinh. May mắn, cháu bé tỉnh dậy, đập cửa, nhờ người dân trợ giúp đưa ra ngoài.

Chiếc xe buýt chở cháu H và các học sinh khác đến trường mầm non Hồng Nhung.

Theo các bác sĩ, sốc nhiệt là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong các tai nạn xe cộ không va chạm ở trẻ dưới 15 tuổi. Bởi khi đó cơ thể không thể điều hòa nhiệt độ kịp, trong khi cơ thể trẻ nóng lên nhanh gấp 3 - 5 lần người lớn; các cơ quan trong cơ thể sẽ rối loạn khi chạm mốc 40 độ C và tiếp tục tăng.

Theo Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp – Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, sốc nhiệt trong xe có thể xảy ra kể cả khi ngoài trời chỉ 18 độ C.

Ô tô là khoang kín không có dưỡng khí, khi trẻ hốt hoảng, la hét, thở nhanh thì dưỡng khí trong khoang càng nhanh hết và ngạt là điều tất yếu.

Ngay cả khi ngủ trong ôtô đóng kín, bật điều hòa, cũng dễ bị ngạt khí bởi khi xe đóng kín cửa nổ máy, oxy bên trong xe giảm, khí CO2 không mùi, không vị, không gây đau đớn, do đó người bị ngạt không hề có phản ứng tự vệ, cơ thể không được báo trước. Đến khi bị sốc do thiếu oxy, cơ thể ngột ngạt khó thở thì lập tức họ đã rơi vào trạng thái hôn mê, lịm dần và tử vong do ngạt.

Người ở lâu trong ô tô đóng kín bị thiếu oxy, sốc nhiệt làm tổn thương não bộ, thần kinh, cơ thể không có phản xạ dẫn đến các cơ co cứng, cử động khó khăn.

Ảnh minh họa: baogiaothong

GS.TS Nguyễn Gia Bình – Chủ tịch Hội hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam, cho hay thời gian dẫn đến các tai biến sức khỏe và hệ quả còn tùy vào thể trạng từng người, chênh lệch nhiệt độ ngoài trời, khi oxy càng mau hết, nhiệt độ càng tăng cao, nguy cơ tử vong nhanh hơn, sau 2-3 giờ hoặc hơn.

Để phòng tránh bị ngạt hay ngộ độc khí khi ở trong ô tô, các chuyên gia khuyến cáo người lớn cần phải quan tâm, chú ý, không được để bé một mình trên ô tô. Khi phát hiện trẻ ở lại một mình trên xe ô tô cần gọi cấp cứu 115. Cứu trẻ ra khỏi xe bằng mọi cách nhanh nhất. Dội nước mát lên trẻ (không phải nước đá). Ở lại với trẻ cho đến khi bố mẹ hoặc cấp cứu đến.

Cần trang bị cho trẻ kỹ năng thoát hiểm khi bị bỏ quên trên xe ô tô.

Đồng thời, nên trang bị cho trẻ kỹ năng giữ bình tĩnh, chỉ cho trẻ biết vị trí còi xe và cách bấm còi bởi một số loại xe đời mới, máy tắt nhưng còi vẫn hoạt động. Dạy trẻ cách bấm nút hạ cửa sổ, đứng gần kính ra hiệu để tìm sự giúp đỡ, cách bật đèn khẩn cấp có hình tam giác, dùng búa thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp.

Tuyệt đối không ngủ trên xe đỗ trong không gian chật hẹp và dưới trời nắng nóng, vì trong trường hợp này, ngay cả khi mở hết cửa xe, người ngồi trong xe vẫn có thể bị thiếu oxy, sốc nhiệt hoặc ngộ độc khí thải động cơ. Nếu vì lý do nào đó phải ngủ trong xe, cần để mở kính để thông khí và đặt báo thức để tránh nguy cơ ngủ lịm, mất kiểm soát./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việc tự ý truyền đạm tại nhà có nguy cơ xảy ra các biến chứng như đau sưng nơi vùng đang truyền dịch, viêm tĩnh mạch, dị ứng gây khó thở, đau ngực, sốc phản vệ, thậm chí tử vong

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 3 bệnh nhân mắc cúm B nặng. Hai người trong số đó đang phải can thiệp ECMO. Điều đáng nói là cả 3 bệnh nhân đều ở lứa tuổi trẻ và có tiền sử khỏe mạnh.

Cụm từ “chữa lành” đang được nhắc tới ngày một nhiều, dần trở thành một khái niệm gắn liền với giới trẻ, nhất là thế hệ Z. Vậy nguyên nhân của việc muốn chữa lành là gì, liệu nó có xuất phát từ nhu cầu thực tế hay không và việc người người sử dụng từ "chữa lành" như hiện nay là để trị bệnh hay chỉ là một hiệu ứng đám đông?

Ngồi học sai tư thế là một trong số các thói quen gây ảnh hưởng tới phần cột sống ở trẻ và gia tăng nguy cơ dẫn đến chứng cong vẹo cột sống, đau lưng. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng bệnh để lại nhiều hậu quả nặng nề về chất lượng cuộc sống.

Mới đây, Bộ Y tế thông báo về trường hợp mắc cúm gia cầm A(H9) đầu tiên của Việt Nam từ trước đến nay. Trên thế giới chưa xảy ra dịch lớn trên người do chủng virus này, tuy nhiên đã có ca tử vong.

Việc có kiến thức sơ cấp cứu rất quan trọng để kịp thời hỗ trợ người bệnh không may gặp nạn. Sơ cấp cứu đúng cách, có thể cứu tính mạng người bệnh ngoạn mục. Và dưới đây các bác sĩ bệnh viện Bạch Mai sẽ hướng dẫn cách cấp cứu khi gặp tình huống có người bị ngừng tim, ngừng tuần hoàn.