Hiến tạng, cho đi là còn mãi
Thạc sĩ, nữ hộ sinh Lộ Thị Thùy Linh không may mắc bệnh hiểm nghèo bị ngừng tim đột ngột. Sau khi đưa vào Bệnh viện E cấp cứu, hồi sức, mặc dù tim đã đập trở lại, nhưng bệnh nhân rơi vào tình trạng chết não. Gia đình chị Linh đã đồng ý hiến toàn bộ tạng, giúp hồi sinh cuộc sống cho 4 bệnh nhân trong đó 1 bệnh nhân được ghép tim, 2 bệnh nhân được ghép thận và 1 bệnh nhân được ghép gan.
Nghĩa cử cao đẹp của nữ hộ sinh đã trở thành nguồn động lực cho các nhân viên y tế, cán bộ, đoàn viên công đoàn y tế và các hội viên tự nguyện đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết, chết não.
Từ câu chuyện của chị Thùy Linh, ngành y tế mong muốn lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa tinh thần tự nguyện đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết, chết não ở cán bộ nhân viên y tế và người dân. Bởi với hơn 1.000 ca ghép tạng mỗi năm, chỉ có 5% nguồn hiến từ người chết não, 95% nguồn hiến còn lại từ người sống.
Mặc dù đã có 23 bệnh viện thành lập được tổ tư vấn, vận động hiến tạng, nhưng số lượng các tổ vấn hoạt động hiệu quả không nhiều, nguyên nhân là chưa có chế độ, chính sách đãi ngộ thực sự phù hợp.
Việc ký kết hợp tác của Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam, Công đoàn Y tế Việt Nam và Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam trong công tác tuyên truyền đăng ký hiến tặng mô, tạng sẽ là hoạt động có sức lan tỏa nhằm thay đổi nhận thức của xã hội về hiến mô, tạng, góp phần mang lại cơ hội sống cho nhiều người bệnh.
Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược, trong đó nghiêm cấm hành vi bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử với thuốc kê đơn.
Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.
Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.
Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.
Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.
0