Hiệu quả triển khai trông giữ xe không dùng tiền mặt

Sau 3 tháng triển khai dịch vụ thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt tại Hà Nội, phương thức này đã đạt được hiệu quả khả quan về chất lượng dịch vụ cũng như tính minh bạch công khai.

Quanh khu vực không gian phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, những điểm trông giữ xe tự phát mọc lên như nấm. Có vị trí thuận lợi để phục vụ người dân gửi xe vào vui chơi trong những ngày diễn ra phố đi bộ, thế nhưng giá thì mỗi nơi mỗi khác.

Theo phản ánh của người dân, với xe máy, giá trông giữ từ 10.000 - 30.000 đồng; còn với ô tô có nơi thu 70.000 đồng, có địa điểm thu 100.000 đồng, cá biệt, ở khu vực quanh bệnh viện, giá trông giữ xe có thể lên đến 150.000 - 160.000 đồng.

Thay vì lái xe phải trả tiền mặt và phần lớn là quá giá quy định, tại các điểm trông giữ xe hoàn toàn không dùng tiền mặt trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đã tạo sự minh bạch, tiện lợi và thuận tiện cho người dân khi sử dụng dịch vụ.

Các điểm trông giữ xe hoàn toàn không dùng tiền mặt đã tạo sự minh bạch, tiện lợi và thuận tiện cho người dân khi sử dụng dịch vụ.

Đến nay, trên địa bàn thành phố đã triển khai 64 điểm đỗ xe thí điểm thanh toán không dùng tiền mặt tại các quận nội thành, tỉ lệ thanh toán không dùng tiền mặt đối với xe ôtô đạt 98%, xe máy đạt 87%.

Thành phố Hà Nội vẫn đang nhân rộng mô hình này trên toàn thành phố và dự kiến đến hết năm 2025, giải pháp này sẽ được triển khai trên toàn quốc. Đây là bước đi cụ thể nhằm hình thành thói quen thanh toán không dùng tiền mặt, thiết lập hệ thống giao thông thông minh cho Thủ đô.

Việc thu phí không dùng tiền mặt tại các điểm trông giữ xe bên cạnh giảm ùn tắc, loại dần hành vi “chặt chém” còn là tiền đề xây dựng nên bản đồ số thông minh về các bãi trông giữ xe trên toàn thành phố, giúp các lái xe dễ dàng tìm được điểm đỗ trong thời gian ngắn nhất, giảm mật độ, lưu lượng phương tiện đi lại trên đường.

TS. Khương Kim Tạo - Chuyên gia giao thông cho rằng, hiện nay, xu thế chung của thế giới và Việt Nam là phải ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động giao thông nói chung, trong đó có giao thông tĩnh, giúp tiết kiệm thời gian, tạo thuận lợi cho người dân.

Trên cơ sở những dữ liệu về phương tiện ở các bãi trông giữ xe sẽ giúp TP. Hà Nội cũng như cơ quan chức năng trong công tác quy hoạch mạng lưới giao thông tĩnh, quy hoạch đô thị, phát triển hệ thống giao thông ngầm, giao thông trên cao trong tương lai.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hai tuyến tàu điện tại Hà Nội đã dừng chạy để đảm bảo an toàn. Các tuyến xe buýt cũng đã dừng chạy.

Tính đến 15h chiều 7/9, đã có gần 540 cây xanh ở Hà Nội bị đổ, gãy do ảnh hưởng của bão số 3. Các cán bộ, công nhân Công ty Công viên cây xanh đã và đang nhanh chóng xử lý tại hiện trường.

Từ 20 giờ tối 7/9, bão số 3 đã ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Nội, khoảng một tiếng sau đó tâm bão quét qua khu vực phía Bắc nội thành Hà Nội bao gồm các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.

Chiều 7/9, Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có báo cáo Thường trực Thành ủy về công tác ứng phó bão số 3 (tính đến 16 giờ ngày 7/9).

Báo cáo nhanh của Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội về cơn bão số 3 cho biết tính đến 16h chiều 7/9, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội phát sóng khoảng 213 tin bài, 2 bản tin Podcast thông tin về cơn bão số 3 trên các kênh phát thanh, truyền hình và các nền tảng số của Đài.

Nhiều quận, huyện ở Hà Nội đã đưa dân sống ở các khu chung cư, nhà xuống cấp, nguy hiểm đến nơi trú an toàn theo chỉ đạo của Thành ủy.