Hiệu quả từ hình thức đấu giá đất cho tổ chức
Ô đất ký hiệu CT2 nằm tại ngã tư Cổ Linh - Trần Đăng Khoa, được UBND quận Long Biên, Hà Nội, tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở cho tổ chức vào năm 2023. Ngay sau khi hoàn thiện các thủ tục đầu tư, đơn vị trúng đấu giá đã tiến hành xây dựng nhà ở cao tầng theo quy hoạch. Theo tiến độ, dự án này sẽ hoàn thành và bắt đầu bàn giao nhà từ năm 2026.
Ông Ngô Tuấn Ngọc - Phó Chủ tịch UBND phường Long Biên, quận Long Biên, cho biết: “Về mặt cảnh quan thì các đơn vị đấu giá sẽ phải xây dựng theo quy hoạch của mặt bằng và sẽ được đồng bộ hơn về mặt mỹ quan, không còn tình trạng lộn xộn. Vì thường mỗi hộ dân đấu giá đất khi xây dựng sẽ theo một kiểu kiến trúc khác nhau".
Cũng tại quận Long Biên, các khu đất có ký hiệu CT7, CT8 theo quy hoạch là nhà ở cao tầng cũng đã được các đơn vị trúng đấu giá triển khai xây dựng. Một lượng lớn sản phẩm đã cung cấp ra thị trường. Không còn tình trạng đất đai để hoang hóa sau khu đấu giá.
Không chỉ ở các quận nội thành, việc đấu giá đất cả khu để xây dựng nhà ở đồng bộ về hạ tầng cũng đã được các huyện ngoại thành triển khai. Với chủ trương này, thành phố hướng tới mục tiêu tạo nên các khu dân cư ở nông thôn có hạ tầng đồng bộ theo hướng đô thị.
KTS Trần Huy Ánh - Hội Kiến trúc sư Hà Nội, cho biết: “Các chính sách của cơ quan quản lý Nhà nước, thay vì quản lý trực tiếp thì ủy quyền cho các doanh nghiệp bất động sản có tiềm lực thực hiện và tiềm lực tài chính đã đảm bảo tốt hơn việc xây dựng, bàn giao đúng kế hoạch. Ngoài ra, khi có vấn đề phát sinh, thay vì trực tiếp giải quyết, cơ quan quản lý Nhà nước có thể giao lại cho các đơn vị chủ đầu tư đó đứng ra giải quyết mà không phải kiểm soát qua từng đơn vị nhỏ".
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, tại không ít dự án, các nhà đầu tư chỉ quan tâm tối ưu hóa lợi ích khi chỉ xây nhà để bán còn hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện thì chậm triển khai, dẫn đến cư dân vào ở không có những tiện ích đi kèm. Một số ý kiến cho rằng Nhà nước cần xây dựng hạ tầng đồng bộ, sau đó chỉ tiến hành đấu giá các ô được quy hoạch xây nhà ở để bán.
Ông Nguyễn Quang, nguyên Giám đốc Chương trình định cư con người LHQ tại Việt Nam, cho biết: "Trên thế giới, họ thường có cách tiếp cận khác, Nhà nước sẽ xây dựng hạ tầng xã hội sau đó đấu giá các khu đất để xây nhà, thì trên cơ sở đó, các công ty trên danh nghĩa Nhà nước sẽ thu được nguồn lợi và với nguồn lực đó, họ tái đầu tư vào các tiện ích xã hội, trường học, bệnh viện... Qua cách làm này, ta có thể thấy sự hài hòa về lợi ích khi nhà đầu tư tư nhân vẫn có thể thu lợi và họ không phải đóng góp vào tiện ích xã hội quá nhiều, khi họ đã chi trả cho hạ tầng khi họ đóng thuế đất và mua đất".
Điều 126 Luật đất đai 2024 quy định nhà đầu tư tham gia đấu giá phải có đề xuất dự án đầu tư trên khu đất đưa ra đấu giá và tiến độ thực hiện dự án. Người trúng đấu giá phải hoàn thành dự án theo tiến độ nhưng không quá 05 năm kể từ ngày được bàn giao đất tại thực địa.
Nội dung này đang được các địa phương cụ thể hóa, đảm bảo đất trúng đấu giá sẽ được sử dụng đúng mục đích, ngăn ngừa tình trạng đầu cơ bỏ hoang hóa, gây lãng phí như đã từng diễn ra suốt thời gian dài vừa qua.
Trong kế hoạch sử dụng đất năm 2025 vừa được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, huyện Đông Anh có 4 dự án nhà ở xã hội với tổng diện tích gần 179ha.
Nhà máy, trường học được di dời sẽ giải phóng một nguồn lực lớn về đất đai, tăng quỹ đất nội đô, vừa giúp giãn dân, giảm áp lực dân số, đặc biệt khi quỹ đất nội đô hiện ngày càng hạn hẹp. Nhưng để thực hiện điều này, vẫn còn một số thách thức đang được đặt ra.
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thay mặt Chính phủ ký ban hành. Điều này sẽ đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị, nông thôn theo hướng phát triển bền vững có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và môi trường sống lành mạnh.
Trong tháng 1 này, nhiều huyện ngoại thành Hà Nội sẽ tổ chức đấu giá 82 lô đất. Đáng chú ý, đất huyện Ba Vì chỉ có giá khởi điểm từ gần 1 triệu đồng/m2.
Với những dự án đã khởi công và chuẩn bị triển khai, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, dự kiến trong năm 2025, thành phố sẽ có khoảng 15 nghìn căn hộ nhà ở xã hội được bán ra thị trường.
Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 1668 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
0