Hiệu quả từ tách GPMB thành dự án độc lập
Sóc Sơn là địa bàn đầu tiên trong số 7 quận, huyện mà dự án đi qua, hoàn thành công tác di chuyển mồ mả ngay trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn.
Hơn thế, địa phương còn kết hợp di chuyển, quy tập được gấp đôi số mộ nhờ áp dụng cơ chế đặc thù hợp lòng dân.
Ông Nguyễn Xuân Quý – Phó Giám đốc Trung tâm phát triển Quỹ đất huyện Sóc Sơn cho hay: “Không chỉ di dời các ngôi mộ đơn lẻ trong diện giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4, huyện còn vận động người dân và giao thêm đất để quy tụ thành các khu vực nghĩa trang theo dòng họ khiến người dân rất an tâm và phấn khởi, sẵn sàng bàn giao mặt bằng, tạo quỹ đất để xây dựng các hạ tầng khác ngoài Vành đai 4”.
Nhờ tách thành công tác giải phóng mặt bằng thành một dự án thành phần riêng biệt, mà tiến độ được triển khai rất nhanh, đảm bảo quyền lợi cao nhất cho người dân. Sau một năm, mặt bằng đã giải phóng được gần 98%.
Sau một năm khởi công, tổng thể toàn tuyến đường song hành đến nay tiến độ thi công đạt khoảng 37% khối lượng. Từ trước đến nay, chưa có một dự án nào thi công với tinh thần quyết liệt và thần tốc như dự án đường Vành đai 4.
Giải phóng mặt bằng nhanh, thời gian thi công đảm bảo giúp giảm chi phí phát sinh, tạo hiệu quả cao cả về kinh tế và xã hội. Dự án đường có thể hoàn thành vào năm 2026 theo yêu cầu của Chính phủ.
Ông Phạm Văn Duân – Phó Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội chia sẻ: “Việc tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập giao cho các quận huyện thực hiện rất hiệu quả. Từ tiền lệ của dự án đường Vành đai 4, hiện các dự án nhóm A đã được cho phép thực hiện theo mô hình này. Chúng tôi cũng kiến nghị cả các dự án nhóm B,C cũng có thể áp dụng”.
Giải phóng mặt bằng luôn là khâu khó nhất, kéo dài nhất của các dự án đầu tư hạ tầng giao thông. Từ hiệu quả của dự án Vành đai 4, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đang đề xuất những cơ chế vượt trội, phân cấp, phân quyền cho các địa phương linh động thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, tách thành dự án độc lập; nhờ đó, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
Từ thành công của dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã kiến nghị cho phép áp dụng mô hình này đối với các dự án đầu tư hạ tầng giao thông sau này, không chỉ riêng các dự án nhóm A.
Trong tương lai gần, việc chuyển đổi sang du lịch thông minh không chỉ đơn thuần là áp dụng công nghệ, mà còn đòi hỏi một sự thay đổi theo hướng tiếp cận kinh doanh lấy khách hàng làm trung tâm.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày hôm nay (22/11), Thủ đô Hà Nội sẽ duy trì thời tiết không mưa, tuy nhiên nhiệt độ sẽ hạ thấp.
UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.
Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.
Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.
Sáng nay, ngày 21/11/, Bộ Y tế và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã khởi động dự án “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.
0