Hiệu quả từ việc phân cấp quản lý PCCC

Sau gần 2 tháng triển khai Nghị định 50 của Chính phủ về công tác PCCC&CNCH, đến nay, công tác quản lý nhà nước về PCCC đang ngày được nâng cao; các nhóm thủ tục hành chính được phân cấp triệt để, đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác bảo đảm an ninh, trật tự.

Tình huống giả định tại một cơ sở nhà ở kết hợp kinh doanh. Ngay khi xảy ra sự cố, chủ nhà hô hoán và kích hoạt chuông báo cháy để kêu gọi sự hỗ trợ. Các thành viên Tổ liên gia nghe chuông báo nhanh chóng sử dụng bình chữa cháy xách tay để khống chế đám cháy ban đầu, hỗ trợ di dời tài sản và thông báo cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.

Đây là một trong rất nhiều buổi tập huấn được công an huyện Đông Anh, phối hợp cùng UBND xã Tiên Dương tuyên truyền và hướng dẫn.

Hiệu quả từ việc phân cấp quản lý PCCC

Đáng chú ý, sau khi Nghị định số 50 của Chính phủ quy định về công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ có hiệu lực thi hành từ 15/5/2024, Công an huyện Đông Anh đã chủ động phối hợp với UBND các xã trong việc đánh giá lại các tiêu chí, tiêu chuẩn, phân cấp quản lý các loại hình cơ sở, tổ chức tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ về  PCCC & CNCH.

Bằng việc phân cấp bổ sung thẩm quyền từ cấp trung ương về cấp tỉnh, cấp tỉnh về cấp huyện, nhiều doanh nghiệp đã được gỡ khó trong quá trình hoàn thiện các thủ tục PCCC

Công an huyện Đông Anh, phối hợp cùng UBND xã Tiên Dương tuyên truyền và hướng dẫn người dân cách PCCC

Hy vọng, với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, các địa phương sẽ sớm rà soát, đánh giá lại để đưa cơ sở vào quản lý hoặc bàn giao quản lý theo quy định, tránh bỏ lọt;

Hoàn thành việc khắc phục tồn tại, xử lý vi phạm đối với các công trình chưa nghiệm thu về PCCC, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ và hậu quả do cháy, nổ gây ra, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Từ sáng 21/12, toàn bộ đường song hành xa lộ Hà Nội từ cầu Sài Gòn đến cầu Rạch Chiếc (TP.HCM) đã được thông xe để phục vụ người dân đi lại, tiếp cận tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên).

Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào những ngày đầu tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 (Yagi) gây ra làm hàng chục người dân thiệt mạng và mất tích; hàng chục ngôi nhà vùi lấp, cuốn trôi.

Mùa Xuân dường như đang về sớm hơn trên các bản làng tái định cư sau lũ của đồng bào Tày, Mông, Dao vùng cao Lào Cai. Thời điểm này, ngay trước buổi lễ khánh thành, người dân các thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên), Nậm Tông, xã Nậm Lúc và Kho Vàng, xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) đang hối hả dọn đến nơi ở mới.

Theo thông tin từ Bộ đội biên phòng (BĐBP) Bình Định cho biết vào lúc 8 giờ 30 phút ngày 21/12, 14 thuyền viên gặp nạn trên biển đã được Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Quy Nhơn (Bộ đội biên phòng tỉnh) đã phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tiếp nhận, đưa vào bờ an toàn.

Sáng 22/12, lễ công bố vận hành chính thức tuyến Metro số 1 đã bắt đầu. Đông đảo người dân TP.HCM háo hức chờ để được trải nghiệm 9 đoàn tàu hoạt động từ 5h sáng tới 22h đêm.

Tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) - dự án đường sắt đô thị đầu tiên của TP.HCM đã chính thức lăn bánh vào sáng nay, sau hơn chục năm xây dựng và nhiều lần trễ hẹn.