Hiểu, trân trọng phụ nữ hơn qua 'Đàn bà là để yêu'
Tuy nhiên, “Đàn bà là để yêu” là cuốn sách đầu tiên do chính tay anh viết, tập hợp những bài viết đã được tác giả chia sẻ trên Facebook, thể hiện góc nhìn của anh về cuộc sống, tình cảm, phái đẹp, việc sáng tác văn thơ… Những bài viết có phần trần trụi nhưng lại rất thật, có những câu chuyện nghe có vẻ gai góc, chỉ có những người thực sự trải nghiệm mới viết ra được những điều đó.
Cuốn sách gần 200 trang, có số lượng bán ra gấp nhiều lần mong đợi của tác giả và đã nhận về nhiều phản hồi tích cực từ bạn đọc. "Cuốn sách này là một phiên bản vật chất của nhiều nội dung tôi đã viết cả chục năm qua trên facebook. Sự ra đời của nó chủ yếu là để hàng chục ngàn bạn bè và người đọc facebook tôi có được một vật chứa đựng thông tin nhưng có thể tồn tại mà không cần đến mạng và sự trái tính trái nết của facebook. Thực tế thì phiên bản đầu tiên của nó dày hơn rất nhiều, nhưng rất nhiều bài bị gạt bỏ vì không phù hợp với sách in và với môi trường xuất bản. Nhiều nội dung có thể rất thú vị trên facebook vào thời điểm được viết ra, cùng với những comments của mọi người. Nhưng đem chúng ra in vào sách sẽ khó hiểu và không còn duyên nữa." - tác giả cho biết.
Có thể, với những người từng trải, đây sẽ là cuốn sách thú vị để nghiền ngẫm cuộc sống, để hiểu hơn về những chảy trôi xung quanh mình. Ẩn chứa sau mỗi câu chuyện đều thấp thoáng thông điệp về “đàn bà” và “tình yêu”.
“Đàn bà là để yêu, không phải để hiểu” – đó là ý kiến của nhà văn nổi tiếng Oscar Wilde mà tác giả Thiên Lương rất thích thú và tâm đắc. Anh cho rằng: “chúng ta vẫn hiểu được họ thôi, nhưng chẳng để làm gì.”
Là một nhà văn giàu kinh nghiệm và được nhận xét là tương đối hiểu phụ nữ, tác giả Thiên Lương khuyên bạn đọc cứ yêu đi và dành nhiều sự thấu cảm, sẻ chia hơn là cố gắng hiểu.
Còn giải thích về cách dùng từ “đàn bà”, thay vì “phụ nữ”, tác giả cho rằng: “Phụ nữ với Đàn bà thì cũng có nghĩa như nhau thôi. Chỉ có điều người Việt thường dùng chữ Hán Việt với nghĩa hàn lâm, sang trọng, tôn kính và họ có xu hướng cho rằng chữ “đàn bà” có vẻ không đẹp, thậm chí thiếu tôn trọng hơn so với “phụ nữ”. Tôi thì không cho là vậy. Cái tên này được lấy từ tên một truyện ngắn xuất sắc của đại văn hào Oscar Wilde nên tôi đã giữ nguyên.”
Sau cuốn sách này, nhà văn Thiên Lương ấp ủ dự án viết một tiểu thuyết, dịch một số sách Phật Giáo, cũng đã được một vài ngàn trang. Với anh, công việc đó chủ yếu là một hình thức thiền và mang tính chất cá nhân. Thêm vào đó là dự án dịch những tiểu thuyết lớn nhất của Dostoevsky qua tiếng Việt.
Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.
Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.
Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), tối 18/11, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, mang đến trải nghiệm gần gũi và hấp dẫn hơn.
Xuất phát từ tình yêu đối với văn chương, một dự án cộng đồng mang tên “Rubik văn chương” đã ra đời và trở thành nơi trao đổi các kiến thức văn học bổ ích của những bạn trẻ.
Từ nay đến hết ngày 30/11, công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài nước khi đến với không gian Aqua Art, 44 phố Yên Phụ, sẽ được thưởng lãm nhiều tác phẩm tranh vẽ về Hà Nội cùng các workshop về hội họa độc đáo.
0