Hình ảnh ấn tượng về chương trình nông thôn mới Hà Nội

Đến nay, Hà Nội có 17 huyện và thị xã Sơn Tây hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, 382 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 188 xã đạt nông thôn mới nâng cao, 76 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu.

Đường giao thông nông thôn ở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Ảnh: VTTXVN.
Trạm cung cấp nước sạch của Công ty CP cấp nước sạch Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội, công suất 25.000m3/ngày đêm, phục vụ nhu cầu cho 32.000 hộ dân của 12 xã trong huyện. Ảnh: TTXVN.
Trạm cung cấp nước sạch của Công ty Cổ phần cấp nước sạch Mê Linh, huyện Mê Linh. Ảnh: TTXVN.

Vận hành cung cấp nước sạch phục vụ người dân trên hệ thống có áp dụng công nghệ thông tin ở trạm cung cấp nước sạch của Công ty Cổ phần Cấp nước sạch Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội. Ảnh: TTXVN

Đàn vịt sinh sản của gia đình ông Đoàn Viết Thắng, Hợp tác xã Nông nghiệp Khánh Phong, xã Tiến Thịnh, huyện Mê Linh, Hà Nội. Ảnh: TTXVN.
Gia đình ông Nguyễn Anh Tuấn, Hợp tác xã Nông nghiệp Khánh Phong (xã Tiến Thịnh, huyện Mê Linh, Hà Nội) nuôi dê sinh sản. Ảnh: TTXVN.
Sản xuất dưa trong nhà lưới (Hợp tác xã Hồng Hà, xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội). Ảnh: TTXVN.
Trồng hoa lan hồ điệp trong nhà màng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán ở Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Mê Linh, xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh, Hà Nội. Ảnh: TTXVN.
Mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang nuôi thuỷ sản cho hiệu quả kinh tế cao ở Hợp tác xã thuỷ sản Phúc Chuyên, xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Ảnh: TTXVN.
Mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang nuôi thuỷ sản cho hiệu quả kinh tế cao ở Hợp tác xã thủy sản Phúc Chuyên, xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Ảnh: TTXVN.
Khu dân cư phía Nam của huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Ảnh: TTXVN.
Làng quê nông thôn mới thôn Phương Bảng, xã Song Phương, huyện Hoài Đức (Hà Nội). Ảnh: TTXVN.
Làng quê nông thôn mới xã Yên Sở, huyện Hoài Đức (Hà Nội). Ảnh: TTXVN.
Làng quê nông thôn mới ở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Ảnh: TTXVN.
Trường Mầm non ở xã Yên Sở, huyện Hoài Đức (Hà Nội). Ảnh: TTXVN.
Trường Trung học cơ sở ở thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Ảnh: TTXVN.
Khu hành chính của huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Ảnh: TTXVN.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.

Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, rác thải nhựa từ thương mại điện tử có thể đạt 800.000 tấn vào năm 2030 nếu không có giải pháp đóng gói bền vững.

Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).

Sáng 22/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành Dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên), thôn Nậm Tông (xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) và thôn Kho Vàng (xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai).

Với mong muốn hun đúc tình yêu quê hương đất nước và giữ vững chủ quyền biển đảo quê hương, Quận đoàn Hà Đông đã tổ chức chương trình “Ngàn lá cờ Tổ quốc vì Trường Sa thân yêu”, thu hút đông đảo các bạn đoàn viên thanh niên, học sinh tại các trường học nhiệt tình tham gia.

“Chân trần, chí thép” là hình ảnh biểu tượng về Quân đội nhân dân Việt Nam đã trở nên nổi tiếng toàn thế giới. Trong buổi đầu lịch sử, đội quân “chân trần” - ý chỉ những khó khăn về vũ khí trang bị khi mới thành lập, nhưng nhờ ý chí như gang như thép, đã liên tiếp đánh bại quân đội của những cường quốc quân sự hàng đầu thế giới.