Hình ảnh Làng Nủ hoang tàn sau buổi sáng định mệnh

Trận lũ ống, lũ quét kinh hoàng buổi sáng định mệnh ngày 10/9 vừa qua đã cuốn đi toàn bộ thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Những gì còn lại giờ chỉ là sự hoang tàn, lạnh lẽo.
Trận lũ ống, lũ quét đã cuốn phăng gần như hoàn toàn Làng Nủ, nơi từng là tổ ẩm hạnh phúc của hàng trăm con người. Ảnh: TTXVN.
Làng Nủ bị thiệt hại nặng về người và của khi cả lượng lớn nước và đất đá từ trên núi cách đó khoảng 1km ập xuống quá mạnh. Ảnh: TTXVN.
Lực lượng quân đội vẫn đang tiếp tục tìm kiếm nạn nhân tại Làng Nủ trong ngày thứ 8 xảy ra lũ ống, lũ quét. Ảnh: TTXVN.
Lực lượng quân đội tiếp tục dò tìm tại vị trí nơi có khả năng có nạn nhân. Ảnh: TTXVN.

Khu vực tìm kiếm nạn nhân tại Làng Nủ rất rộng do nhiều điểm sạt lở rộng, dài, gây khó khăn cho lực lượng chức năng. Ảnh: TTXVN.
Một căn nhà tại Làng Nủ gần núi Voi, nơi bị lũ quét khiến nhiều nhà bị cuốn trôi, nhiều nạn nhân hiện vẫn đang mất tích. Ảnh: TTXVN.
Những ngôi nhà của làng Nủ gần núi Voi, nơi xảy ra lũ ống, lũ quét giờ chỉ còn lại sự lạnh lẽo, hoang vắng.
Ảnh: TTXVN.
Do bùn dâng cao, lại đang khô dần cho nắng lên khiến việc tìm kiếm nạn nhân gần núi Voi gặp rất nhiều khó khăn. Ảnh: TTXVN.
Bùn dâng cao và đang khô dần do nắng lên khiến việc tìm kiếm nạn nhân gần núi Voi gặp rất nhiều khó khăn. Ảnh: TTXVN.
Người dân cùng các lực lượng chức năng tìm kiếm, hỗ trợ tìm kiếm nạn nhân hiện đang bị mất tích. Ảnh: TTXVN.

Đến ngày 17/9, lực lượng chức năng cùng người dân vẫn đang nỗ lực tìm kiếm 14 nạn nhân đang bị mất tích. Ảnh: TTXVN.
Lực lượng bộ đội họp bàn với chính quyền địa phương về tìm kiếm nạn nhân Làng Nủ hiện đang bị mất tích, ảnh chụp lúc 10h30 ngày 17/9. Ảnh: TTXVN.

Máy xúc, máy đào được huy động để tìm kiếm tại những vị trí khả năng có nạn nhân. Ảnh: TTXVN.
Cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 316 đến địa điểm tìm kiếm nạn nhân hiện đang bị mất tích. Ảnh: TTXVN.
Việc di chuyển đến các ngôi nhà gần núi Voi bị hư hỏng do lũ cuốn gặp rất nhiều khó khăn. Ảnh: TTXVN.

Vết tích của trận lũ ống, lũ quét kéo dài từ đỉnh núi Voi xuống nơi hàng trăm con người Làng Nủ đang sinh sống bình yên, sáng 10/9. Ảnh: TTXVN.
Những gì còn lại của Làng Nủ giờ chỉ là sự hoang tàn, lạnh lẽo. Ảnh: TTXVN.
Khu vực này của Làng Nủ trước có nhiều hộ dân sinh sống, giờ đã trở thành bình địa sau trận lũ kinh hoàng. Ảnh: TTXVN.
Cảnh vắng lặng, tan hoang bên trong một căn nhà bị lũ quét qua. Ảnh: TTXVN.
Một căn nhà may mắn chưa bị lũ cuốn đi, nhưng sự sống thì đã không còn. Ảnh: TTXVN.

Theo TTXVN

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Toàn quận Ba Đình hiện có 12 công trình được các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội hoàn thành và gắn biển công trình “Dân vận khéo” chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Tết Dương lịch 2025 rơi vào thứ Tư nên công chức, viên chức, người lao động được nghỉ một ngày, hưởng nguyên lương theo quy định tại Bộ Luật Lao động.

Từ sáng 12/10 đến đêm 13/10, thành phố Hà Nội không mưa, sương mù nhẹ, se lạnh về đêm và sáng sớm, nắng hanh về trưa và chiều. Sau thời gian trên, không khí lạnh gia tăng về tần suất và cường độ.

70 năm qua, Đài Hà Nội đã lớn mạnh cùng với sự phát triển của Thủ đô qua các thời kỳ. Từ một Đài truyền thanh, lúc đầu chủ yếu làm nhiệm vụ thông tin và tuyên truyền chủ trương, chính sách, ngày nay Đài Hà Nội đã trở thành một cơ quan báo chí đa phương tiện lớn hàng đầu của Thủ đô và cả nước.

Qua một năm triển khai thực hiện Chỉ thị 24 đã có gần 700 cuộc thanh tra, kiểm tra công vụ ở hơn 1.000 đơn vị, phát hiện 33 tổ chức, 60 cá nhân có vi phạm, 55 cá nhân đã bị xử lí sau kiểm tra.

Chiều 11/10, Khối Thi đua số 3 - Cụm thi đua MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội TP. Hà Nội đã tổ chức Chương trình liên hoan văn nghệ chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.