Hình thành thói quen không sử dụng rượu bia khi lái xe
Sau hơn 6 tháng thực hiện cao điểm xử lý vi phạm nồng độ cồn, phần lớn người dân đã chấp hành việc không sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông.
Từ 19h tối, một buổi kiểm tra của tổ công tác Đội CSGT đường bộ số 1 trung bình dừng vài trăm phương tiện mới phát hiện một trường hợp vi phạm, đặc biệt vi phạm đối với ô tô là rất ít.
Tuy nhiên, khi phát hiện thì lại có trường hợp cho kết quả vi phạm ở mức cao nhất 0,44 miligam/1 lít khí thở. Theo Nghị định 123 sửa đổi bổ sung, lái xe sẽ bị phạt 7 triệu đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 23 tháng.
Tương tự, cũng trong đêm, tổ công tác của Đội CSGT đường bộ số 1 đã xử lý một trường hợp đo nồng độ cồn lên tới 0,67 mg/1 lít khí thở.
Anh Trần Tuấn Anh (phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm), người vi phạm, một mực khẳng định mình chỉ uống một cốc bia: "Tôi đang đi làm, thì được bạn mời, tôi chỉ vào uống một cốc thôi. Tôi cam kết sẽ không tái phạm lần sau nữa".
Các trường hợp vi phạm đa số đều hợp tác, chấp hành việc xử lý của lực lượng chức năng, không có ngoại lệ, không vùng cấm.
Tại cuộc họp giao ban Chính phủ về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông 6 tháng đầu năm, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã kiến nghị nâng cao mức phạt gấp đôi so với mức chung trên toàn quốc đối với những hành vi là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông như vi phạm nồng độ cồn, vi phạm tốc độ. Điều này được kỳ vọng nhằm tạo tính răn đe, nâng cao việc chấp hành luật cho người điều khiển phương tiện.
Sau hơn 6 tháng thực hiện cao điểm xử lý vi phạm nồng độ cồn, Công an thành phố đã xử lý trên 167.000 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, phạt tiền trên 314,3 tỷ đồng trong đó: Vi phạm nồng độ cồn gần 34.300 trường hợp, chiếm hơn 20,5%. Có thể thấy người dân đã tương đối chấp hành việc không sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông.
Sáng nay, ngày 21/11/, Bộ Y tế và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã khởi động dự án “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.
Quốc Oai là địa bàn trung chuyển các mặt hàng vật liệu xây dựng như đất, đá từ Hòa Bình vào trung tâm thành phố và các quận, huyện lân cận. Do vậy, địa phương này gặp nhiều áp lực về tình trạng xe qua khổ, quá tải hoạt động.
Từ ngày 1/1/2025 việc sử dụng, quản lý thiết bị giám sát hành trình với các ô tô sẽ có nhiều quy định mới.
Liên quan đến việc nhóm học sinh vi phạm giao thông trên đường Nguyễn Trãi vào hôm qua (20/11), chiều nay 21/11, cơ quan chức năng đã làm việc với Ban giám hiệu Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cùng phụ huynh và các em học sinh.
Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư số 34/2024 quy định về hoạt động trạm thu phí đường bộ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
UBND thành phố Hà Nội vừa thống nhất chủ trương, chốt thời gian triển khai đầu tư xây dựng 03 cầu lớn bắc qua sông Hồng trong giai đoạn từ năm 2025 - 2030 là cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
0