Hình tượng Rồng trong mỹ học phương Đông
Theo các chuyên gia, rồng là một biểu tượng văn hóa, là sản phẩm tinh thần hình thành trong quá trình con người nhận thức về thế giới tự nhiên - xã hội. Ở phương Đông, trong lịch sử phát triển của các dân tộc, hình tượng rồng được gắn với các ý nghĩa phù hợp với tính chất thời đại như: biểu tượng của nguồn gốc dân tộc, vương quyền, sức mạnh siêu nhiên, sự may mắn, thịnh vượng. Trong tâm thức của người Việt, rồng còn là cội nguồn của dân tộc với truyền thuyết “con rồng, cháu tiên”. Trong tư duy nông nghiệp, rồng là thần mưa giúp cho mùa màng bội thu. Rồng là một biểu tượng thiêng liêng.
Tọa đàm “Hình tượng Rồng trong mỹ học phương Đông” nằm trong khuôn khổ trưng bày chuyên đề “Năm Thìn kể chuyện rồng”, giới thiệu hơn 100 tài liệu, hiện vật nhằm làm rõ biểu tượng rồng trong kiến trúc tại các công trình tôn giáo tín ngưỡng qua bộ sưu tập của Bảo tàng Hà Nội và ứng dụng rồng trong đời sống - mỹ thuật đương đại được thể hiện qua các sản phẩm làng nghề, sản phẩm thủ công đặc sắc. Tại buổi toạ đàm, các diễn giả làm rõ hơn hình tượng rồng và ảnh hưởng của rồng trong đời sống văn hóa Việt. Đồng thời giới thiệu hình tượng rồng Việt qua các câu chuyện, qua các mảng trang trí kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng, họa tiết hoa văn, đồ dùng sinh hoạt.
![user image](../images/user.png)
![user image](../images/user.png)
Năm nay, thị trường ghi nhận sự thay đổi rõ rệt không chỉ trong xu hướng, thị hiếu của người tiêu dùng, mà còn trong cách họ điều chỉnh ngân sách cho các sản phẩm cây cảnh.
Hà Nội tạm dừng hoạt động cơ sở bánh cốm Nguyên Ninh, bánh Jambon Thanh Hương. Đây là kết luận của Đoàn kiểm tra liên ngành số 1 thành phố trong ngày 2/1.
Để nâng cao năng suất và giảm sức lao động trong chăn nuôi, các nhà nghiên cứu Australia đã tạo ra một robot ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), có khả năng giúp chăn nuôi gia súc hiệu quả hơn và thân thiện với môi trường hơn.
Do ảnh hưởng của mưa bão, năm nay, giá đào tăng nhẹ. Nhiều chủ vườn tại thủ phủ đào Nhật Tân (Hà Nội) lo lắng khi hoa đào nở chậm.
Trung tâm Văn hóa Trung Quốc tại Hà Nội đã tổ chức cho đoàn 35 sinh viên Việt Nam - Trung Quốc tham quan triển lãm “Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc” và Bảo tàng Hồ Chí Minh. Đây là hoạt động chào mừng “Năm giao lưu nhân văn Việt Nam - Trung Quốc 2025”, tạo cơ hội giao lưu văn hóa giữa thế hệ trẻ 2 nước.
Cột cờ Hà Nội đã chính thức mở cửa đón khách tham quan từ ngày 1/1/2025, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản lịch sử của Thủ đô.
0