Hình tượng rồng Việt trên trang phục cung đình các vương triều

Rồng là biểu tượng của sự linh thiêng, của sức mạnh thần thánh và quyền lực các quân vương. Dưới thời quân chủ, rồng được suy tôn là biểu tượng của vương quyền, gắn liền với hình ảnh vua chúa, là đỉnh cao của khái niệm quyền uy. Vì thế, hình tượng rồng thường được thể hiện trên trang phục của các bậc đế vương. Cùng ngắm nhìn hình tượng Rồng trên hoàng bào được phục chế bởi bàn tay của các bạn trẻ yêu văn hóa và cổ phục của Vạn Thiên Y.

Long bào đại triều phục thời Lê Trung Hưng 

Long bào đại triều phục thời Lê Trung Hưng là áo bào được hoàng đế thời Lê sử dụng trong các buổi thiết đại triều, áo dùng màu vàng chính sắc, trên áo có 8 hoa văn rồng cuộn tròn, được gọi là rồng ổ (viên long - bàn long).

Thời Lê Trung Hưng kéo dài hơn 250 năm, với nhiều giai đoạn. Vì vậy long bào của hoàng đế cũng có rất nhiều sự biến đổi trong kiểu dáng, kiểu dáng long bào có 4 hoặc 8 ổ rồng là kiểu dáng long bào của giai đoạn thế kỷ 17.

Rồng trên long bào được thêu xen kẽ với mây theo hình tròn.
Trên long có 8 hoa văn rồng cuộn tròn, được gọi là rồng ổ
Ổ rồng trên áo bào thời Lê Trung Hưng được tham khảo từ ổ rồng điêu khắc trên hương án đá tại đền bà chúa Mụa (Kim Động, Hưng Yên).
Mũ của long bào thời Lê là mũ xung thiên.

Mũ của long bào thời Lê được tham khảo từ mũ trên hai tượng là bức tượng Lý Thần Tông do vua Lê Ý Tông sai tạc và cung tiến vào chùa Thầy (Sài Sơn, Quốc Oai) và tượng Lê Thần Tông tại chùa Mật (Thanh Hóa).

Long bào đại triều phục thời Nguyễn

Long bào đại triều phục thời Nguyễn cũng có cùng công dụng như thời Lê, đều là trang phục cho hoàng đế mặc vào ngày thiết đại triều. Long bào có màu vàng chính sắc và lấy hoa văn rồng năm móng làm chủ đạo. Tuy nhiên, hình rồng trên long bào triều Nguyễn ở dáng đang bay lên, vờn trong mây, các hoa văn trên long bào đại triều phục Nguyễn cũng dày đặc hơn long bào thời Lê.

Hình rồng trên long bào triều Nguyễn ở dáng đang bay lên, vờn trong mây.

Rồng trên long bào được thêu 9 con xen kẽ với mây theo dạng “long vân đại hội”. Trong đó, 2 con rồng ở thân trước và thân sau là phi long (rồng bay) với mặt rồng nhìn chính diện được thêu bằng chỉ bóng và chỉ kim tuyến đại. Bên cạnh đó, hình ảnh 9 con rồng đều có 5 móng, biểu tượng cho quyền lực tuyệt đối “cửu ngũ chí tôn”.

Từng họa tiết trên long bào đều thể hiện cho quyền lực tuyệt đối của vua.

Hình rồng xuất hiện trên trang phục cung đình thời Nguyễn rất đa dạng về hình thức, kiểu dáng, với những quy định rất nghiêm ngặt về số lượng, chất liệu và quy cách thể hiện. Rồng chỉ được thêu trên áo của vua và của hoàng thái tử, còn áo của hoàng tử chỉ được thêu con mãng, một biến thể thứ cấp của rồng. Rồng xuất hiện trên long bào của vua dưới các hình thức phi long (rồng bay) hay hồi long hướng nhật (rồng quay đầu về phía mặt trời), kích thước cân đối, mặt rồng uy nghi, chân có 5 móng.

Hai ống tay áo và hai cánh đều có một hình rồng.

Mặt trước và sau long bào đều có hai chữ “vạn thọ” là một sáng tạo riêng biệt của triều Nguyễn. Hai chữ này xuất phát từ một sự kiện dưới thời vua Minh Mạng. Trên long bào chữ “vạn thọ” được thêu nổi ở phía trước và sau áo theo lối chữ triện, đó như là lời chúc dành cho thiên tử được “vạn thọ vô cương”.

Thủy ba (sóng nước) được trang trí ở phần vạt áo và hai tay của long bào. Hình ảnh này kết hợp cùng hình tượng rồng từ dưới biển bay lên thể hiện ý nghĩa “sơn hà thống nhất” và non sông gấm vóc này đặt dưới sự cai quản của thiên tử.

Nếu như mũ đội trên long bào thời Lê là mũ xung thiên, thì mũ đội với long bào thời Nguyễn là mũ cửu long thông thiên, với số trang sức rồng, mây, hỏa châu dày đặc, đính cùng vô số đá quý và ngọc trai, tạo cảm giác lộng lẫy choáng ngợp.

Mũ đội với long bào thời Nguyễn là mũ cửu long thông thiên.
Đôi hia màu đen thêu hình rồng.

Rồng là biểu tượng cao quý của chế độ quân chủ nên được thể hiện một cách công phu, cẩn trọng trên trang phục cung đình. Ngoài ý nghĩa là biểu tượng của quyền uy, hình ảnh của rồng còn là lời cầu mong cho sự trường trị, cho hạnh phúc và phồn thịnh của đất nước./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.

Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.

Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm dịp Tết Dương lịch năm 2025 và 30 điểm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 .

Sáng 20/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ".

Cung Thanh niên Hà Nội vừa phối hợp nền tảng số mở YooLife tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Tự hào Việt Nam” với chủ đề “Hát mãi khúc quân hành” và ra mắt dự án mô phỏng hành trình chiến đấu và trưởng thành của QĐND Việt Nam bằng công nghệ thực tế ảo.

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức triển lãm nghệ thuật với chủ đề “Những trang sử bằng hình sắc” tại Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm - Số 2 Lê Thái Tổ.