Hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp vào mô hình kinh tế tuần hoàn

Để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Chính phủ đã cụ thể hóa các chương trình hành động bằng Quyết định số 687 về phát triển kinh tế tuần hoàn. Để làm được điều này, cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, vấn đề tài chính hiện là rào cản lớn, do đó doanh nghiệp cần các cơ chế khuyến khích, đặc biệt là hỗ trợ vốn để đầu tư phát triển kinh tế tuần hoàn và chuyển đổi xanh.

Một vài năm trở lại đây, quá trình chuyển đổi sản xuất theo hướng tuần hoàn, biến rác thải thành nguồn tài nguyên tái tạo, không còn là lý thuyết, mà đã được áp dụng thực tế và cho ra kết quả cụ thể.

Bà Nguyễn Thị Bích Vân, Chủ tịch Unilever Việt Nam, cho biết: "Unilever đã thu gom tái chế, xử lý được 25.000 tấn rác thải nhựa. Chúng tôi đưa số rác thải nhựa đó quay về thành nhựa tái chế, dùng cho sản phẩm của mình. Đến này, 63% sản phẩm của Unilever dùng nhựa tái chế, chúng tôi cũng giảm thiểu 50% nhựa nguyên sinh".

Tham gia vào mô hình kinh tế tuần hoàn đòi hỏi doanh nghiệp phải chuẩn bị nguồn vốn lớn, tốn kém hơn. Việc tiếp cận các nguồn vốn xanh sẽ là bước đệm cho các doanh nghiệp. Một số ngân hàng cho biết đã dành hơn nửa triệu tỷ đồng, tương đương 40% tổng danh mục cho vay để tài trợ cho các lĩnh vực tiềm năng của mô hình kinh tế tuần hoàn.

"Vietinbank cam kết và sẽ hỗ trợ tốt nhất có thể cho các doanh nghiệp tiếp cận tham gia các mô hình kinh tế tuần hoàn, đưa mô hình kinh tế tuần hoàn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo nền tài chính kinh tế tuần hoàn bền vững", ông Đỗ Thanh Sơn, Phó Tổng Giám đốc, phụ trách ban điều hành VietinBank, nhấn  mạnh.

Theo dự thảo Nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn, doanh nghiệp tham gia cơ chế thử nghiệm được hưởng nhiều chính sách ưu đãi về tư vấn, chuyển giao công nghệ, chính sách tín dụng xanh, trái phiếu xanh, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, chính sách đất đai. Những ưu tiên này sẽ mang lại lợi ích trực tiếp về kinh doanh và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững cho cộng đồng./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chốt phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng thế giới giao ngay tăng 14 USD, lên 2.359 USD/ounce. Trong phiên, giá có thời điểm lên 2.375 USD. Tổng cộng cả tuần, loại kim loại quý này tăng 2,5%, ghi nhận tuần tăng mạnh nhất kể từ đầu tháng 4.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng.

Cục Thuế thành phố Hà Nội đang thực hiện triển khai Đề án 06 và đã đồng bộ được dữ liệu căn cước công dân, mã số thuế cá nhân với tỷ lệ khớp đúng với dữ liệu Bộ Công an là 92,76%.

Tính đến chiều 10/5, giá vàng SJC bán ra đã chạm mức 92,2 triệu đồng/lượng, cao chưa từng thấy trong lịch sử. Chỉ trong một ngày, giá vàng miếng liên tục được điều chỉnh tăng mạnh theo giờ, mỗi giờ lập nên kỷ lục mới về giá. Bất chấp những động thái can thiệp thị trường của Ngân hàng Nhà nước thông qua các phiên đấu thầu vàng miếng, giá vàng SJC vẫn tăng phi mã, đi ngược với xu hướng giảm gần đây của giá vàng thế giới.

Năm 2023, khu công nghệ cao Hòa Lạc đạt doanh thu 30.000 tỷ đồng, gần gấp đôi so với năm 2022. Đây là thông tin đáng chú ý được đưa ra tại Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy hoạt động Khu công nghệ cao Hòa Lạc diễn ra chiều 10/5. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì hội nghị.

Tính từ đầu năm đến nay, giá vàng SJC đã tăng 18,2 triệu đồng/lượng.