Hoà Bình cảnh báo rủi ro đầu tư vào Công ty BĐS Nhật Nam
Trước đó ngày 6/9, Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Hòa Bình cũng có văn bản đề nghị các cơ quan báo chí, đơn vị tại các huyện, thành phố thực hiện tuyên truyền, cảnh báo đến người dân, doanh nghiệp thông tin trên.
Tỉnh Hoà Bình cho biết tại Công văn số 518/ĐK ngày 4/8/2022, Cục An ninh Kinh tế - Bộ Công an xác định, Công ty Nhật Nam, trụ sở chính tại 54 Ngô Thị Thu Minh, phường 2, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh do bà Vũ Thị Thúy làm người đại diện theo pháp luật có hành vi huy động vốn thông qua "Hợp đồng hợp tác kinh doanh” với các nội dung như: Yêu cầu bảo mật thông tin và cam kết không hình sự hóa các tranh chấp, chỉ hòa giải dân sự tại tòa án kinh tế. Hành vi này được cơ quan chức năng xác định tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư.
Hiện nay, công ty này đã thành lập nhiều chi nhánh và các văn phòng tại các tỉnh trên cả nước, lôi kéo nhiều nhà đầu tư với lợi nhuận khủng lên đến 60 - 84%/năm, kèm theo nhiều ưu đãi bất động sản.
Tuy nhiên Công ty Nhật Nam chi trả lợi nhuận bằng tài khoản cá nhân (hành vi có dấu hiệu vi phạm Luật Quản lý thuế). Cách thức hoạt động của công ty này tương tự mô hình "Ponzi” (lấy tiền của người trước trả cho người sau), đến khi Công ty Nhật Nam hết khả năng chi trả cho nhà đầu tư.
Căn cứ vào nội dung trên, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức rà soát các chi nhánh, văn phòng của Công ty Bất động sản Nhật Nam, cũng như các doanh nghiệp có dấu hiệu hoạt động huy động vốn tương tự để có biện pháp ngăn chặn, xử lý; thực hiện rà soát các cổ đông góp vốn gồm Vũ Thị Thúy (Giám đốc), Mai Thanh Tùng (SN 1987 chồng Vũ Thị Thúy) và Vũ Đức Tại (SN 1985) có tài khoản hoặc giao dịch chuyển tiền tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Trước đó, Công an huyện Bảo Yên (tỉnh Lào Cai) cũng ban hành văn bản với nội dung tương tự, cảnh báo người dân cần nâng cao cảnh giác khi tham gia góp vốn với doanh nghiệp này.
Mặc dù đã có tín hiệu cải thiện nhưng thị trường bất động sản nghỉ dưỡng không có nguồn hàng mới mở bán, cho thấy cả chủ đầu tư và nhà đầu tư đều chưa sẵn sàng trở lại thị trường.
Việc giao dịch bất động sản hình thành trong tương lai giúp người mua nhà giảm áp lực tài chính, đồng thời giúp chủ đầu tư huy động vốn. Tuy nhiên, việc làm này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ trở thành lỗ hổng gây nhiễu loạn thị trường nếu không có các văn bản dưới luật với các hướng dẫn cụ thể.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 9 năm nay, dư nợ tín dụng vào lĩnh vực bất động sản tăng 9,15% so với cuối năm 2023, đạt 3,15 triệu tỷ đồng.
Thị trường bất động sản Việt Nam luôn là “thỏi nam châm” thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là tiềm năng rất lớn nếu chúng ta khai thác hiệu quả nhưng thực tế cũng đang đặt ra không ít khó khăn, thậm chí là thách thức cần giải quyết.
Trước tình trạng nhiều dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài chậm triển khai, gây lãng phí nguồn lực đất đai, nhiều chuyên gia cho rằng, việc thu hút vốn đầu tư FDI vào bất động sản là cần thiết, nhưng cũng cần sàng lọc kỹ lưỡng để đảm bảo hiệu quả đầu tư.
Sở Xây dựng Hà Nội vừa công bố danh sách 5 dự án, đa phần là chung cư cao cấp, giá thị trường rao bán từ 70-100 triệu đồng một m2 (tại quận Nam Từ Liêm và Thanh Xuân), được phép bán cho người nước ngoài sở hữu.
0