Hóa đơn tiền điện sau Tết tăng gấp đôi, vì sao?
Tiền điện tăng gấp đôi
Thông thường, gia đình ông Lê Cầm (Quận Nam Từ Liêm) chỉ dùng khoảng 1,3-1,5 triệu đồng tiền điện mỗi tháng. Nhưng trong tháng 2 vừa qua, tiền điện nhảy vọt lên hơn 2,8 triệu đồng, gấp đôi mọi lần. Tra lại từng hóa đơn, ông Cầm phát hiện số ngày ghi điện cho tháng 2 là 54 ngày thay vì 30 hoặc 31 ngày như trước. Mặc dù đã nắm được thông tin từ ngành điện, rằng sẽ dời ngày ghi điện sang cuối tháng. Tuy nhiên, khi nhận hóa đơn, ngành điện lại cộng dồn luôn cả tháng 2 khiến hóa đơn tiền điện nhà ông tăng mạnh.
"Ghi điện vào ngày cuối tháng cũng tốt, cho mọi người dễ nhớ. Nhưng sao không tách riêng tháng 1 và tháng 2 rồi cộng tổng 2 tháng, mà lại cộng dồn luôn cả tháng 1 và tháng 2 khiến hóa đơn tiền điện nhà tôi tăng gấp đôi. Nếu ngành điện mà tính theo lũy kế bậc thang thì rõ ràng người dân bị thiệt", ông Lê Cầm nói.
Không chỉ riêng nhà ông Lê Cầm, hơn 2,8 triệu khách hàng tại Hà nội cùng thắc mắc về tiền điện tăng gấp đôi so với những tháng trước đó.
Thay đổi ngày ghi chỉ số điện đã được thông báo tới tất cả khách hàng
Để làm rõ hơn nguyên nhân tiền điện tháng 2 tăng đột biến, Phóng viên Lệ Cẩm của Đài Truyền hình Hà Nội đã có buổi trao đổi trực tiếp với bà Tô Lan Phương - Trưởng Ban Kinh doanh EVNHANOI.
Khi được hỏi về việc các hộ gia đình tại Hà Nội bày tỏ băn khoăn khi giá điện tháng 2 tăng gấp đôi, thậm chí một vài trường hợp khách hàng nhân hoá đơn tăng gấp 3-4 lần so với những tháng trước, bà Tô Lan Phương cho biết: "Kể từ tháng 02/2024 EVNHANOI thực hiện thay đổi ngày ghi chỉ số điện vào ngày cuối cùng của tháng. Để chuẩn bị cho công tác này, trước khi thực hiện thay đổi lịch ghi chỉ số, EVNHANOI đã báo cáo UBND Thành phố Hà Nội, UBND Quận huyện trên địa bàn và thông tin tới các tổ dân phố, cụm dân cư, tòa nhà... và các khách hàng sử dụng điện".
Bên cạnh đó, bà Tô Lan Phương cũng cho biết thêm, hóa đơn tiền điện được lập trên cơ sở điện năng tiêu thụ của khách hàng trong kỳ ghi chỉ số theo công thức tính toán quy định của cơ quan quản lý Nhà nước. Tháng 2/2024 thay đổi lịch GCS khách hàng được dùng điện kéo dài từ 38-57 ngày mới trả tiền điện tuỳ theo thời điểm cuối cùng của kỳ ghi chỉ số tháng trước, tiền điện của quý khách hàng tháng này tăng cao hơn tháng trước là tương ứng với với số ngày thực tế của khách hàng sử dụng.
Để kiểm tra hóa đơn của mình, người dân có thể truy cập vào đường dẫn: https://evnhanoi.vn/cskh/cong-cu-tinh-hd-tien-dien. Để được tiếp nhận và giải đáp về hóa đơn tiền điện tháng 2, Quý khách hàng có thể lựa chọn một trong các hình thức sau: Chatbot EVNHANOI, gửi đến hộp thư điện tử evnhanoi@evnhanoi.vn hoặc gọi Hotline 19001288 phục vụ 24/7.
Về vấn đề khi dồn ngày 2 tháng thì có bị tính luỹ kế theo giá bậc thang hay không, EVNHANOI đảm bảo quyền lợi của khách hàng khi thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ vào ngày cuối tháng, EVNHANOI tính toán tiền điện trên cơ sở điện năng tiêu thụ của khách hàng với công thức tính toán tuân thủ các quy định của cơ quan quản lý nhà nước. Đối với khách hàng mua điện sinh hoạt thì mức sử dụng điện của từng giá điện bậc thang được điều chỉnh theo số ngày sử dụng điện thực tế của kỳ ghi chỉ số công tơ. Số kWh ở mỗi bậc thang được tính tương ứng với số ngày sử dụng điện thực tế của khách hàng. Do đó, người dân có thể giám sát điện năng tiêu thụ hàng ngày/ hàng tháng trên các ứng dụng trong hệ sinh thái của EVNHANOI (web/app EVNHANOI, app Epoint).
Thay đổi về số kWh tiêu thụ trong từng bậc khi tính giá bậc thang
EVNHANOI cũng khẳng định, không có việc người dân phải trả tiền theo bậc cao nhất do thay đổi ngày ghi chỉ số. Bởi cách tính tiền vẫn theo nguyên tắc bậc thang, nhưng sẽ có thay đổi về số kWh tiêu thụ trong từng bậc. Điển hình, hóa đơn gia đình ông Lê Cầm, có ngày ghi chỉ số công tơ trước đây 7/1-6/2, tức 30 ngày sử dụng. Trong đó, số điện định mức bậc 1 là 50 kWh.
Khi đổi ngày chốt công tơ vào 29/2, số ngày dùng thực tế tăng lên 54 ngày (7/1-29/2), gấp 1,7 lần tháng 1. Do đó, số kWh định mức dùng từng bậc cũng tăng tương ứng. Cụ thể, bậc 1, định mức từ 50 kWh lên 87 kWh. Trong đó, khoảng thời gian 7/1-6/2, định mức bậc 1 là 50 kWh một tháng, tức mỗi ngày dùng bình quân 1,6 kWh ở bậc này. 22 ngày tiếp theo (7/2-29/2), số định mức bậc 1 là 35 kWh. Các bậc tiếp theo cũng được tính tương tự.
Sáng nay (22/12), tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh, Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức được đưa vào khai thác thương mại.
Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, cùng với đề xuất sửa đổi quy định về sân tập lái xe.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Công văn số 4291/UBND-ĐT về việc nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, đặc biệt xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông.
Ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu cột mốc lịch sử trong hành trình phát triển giao thông đô thị của TP.HCM, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Sở GTVT Hà Nội ra thông báo cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú) trong khung giờ từ 23h00 ngày 22/12/2024 đến 3h00 ngày 23/12/2024, để phục vụ thi công cầu vượt cho người đi bộ (quận Hà Đông, TP Hà Nội).
Cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ đã chính thức triển khai thi công theo lệnh khẩn cấp, yêu cầu hoàn thành xây dựng và đưa công trình vào khai thác trong năm 2025 nhằm nhanh chóng giải quyết tình trạng đứt gãy giao thông.
0