Hoa gạo thắp lửa khung trời ngoại thành Hà Nội

Cứ mỗi độ tháng 3 đến, những người dân sống tại xã An Mỹ (Mỹ Đức, Hà Nội) lại được chiêm ngưỡng vẻ tuyệt đẹp của hoa gạo. Những cây gạo nở hoa đỏ rực như thắp những đốm lửa giữa khoảng trời mênh mang, tô điểm quang cảnh và tạo nên nét đặc trưng của làng quê Bắc Bộ.

Hoa gạo (hay hoa mộc miên) nở rực rỡ nhất trong những ngày cuối tháng 3. đầu tháng 4. Những ngày này đến xã An Mỹ (Mỹ Đức, Hà Nội), chúng ta sẽ bắt gặp con đường đỏ rực hoa gạo chạy xuyên qua cánh đồng lúa xanh tốt.

Con đường đỏ rực hoa gạo chạy xuyên qua các cánh đồng lúa xanh tốt.
Những hàng cây hoa gạo “thắp lửa” tô điểm khung cảnh làng quê.
Ở các vùng quê Bắc Bộ, cây gạo được trồng đầu làng. Bên những thửa ruộng, gốc gạo là nơi các cô bác nông dân nghỉ chân uống nước sau một ngày làm đồng mệt mỏi.
Cây gạo không cho bóng mát, cũng không cho quả ngon. Nhưng cây gạo gắn bó với tuổi thơ của lũ trẻ thôn quê bằng một vẻ đẹp thuần chất, dung dị mà không kém phần rực rỡ. Để rồi những trò chơi dân gian dưới gốc gạo sẽ là một phần đáng nhớ của tuổi thơ của những đứa trẻ sinh ra từ làng.
Cứ mỗi độ tháng 3 về, hoa gạo nở như ngầm báo hiệu những đợt rét cuối cùng của mùa đông sẽ qua và một mùa hè sắp đến.
Những bông hoa gạo đỏ rực như ngọn đèn trời chiếu sáng nơi làng quê thanh bình.
Khi hoa gạo nở cũng là thời điểm những người yêu thiên nhiên tìm đến để ghi lại những khoảng khắc đẹp về mùa hoa lửa đỏ.
Những bông hoa gạo luôn lưu giữ một ký ức đẹp đẽ với bao người.

 Nguyễn Hạnh

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo dòng hồi ức về một thời xưa cũ, tìm về vùng ánh sáng của những chiếc đèn dầu một thuở đã gắn liền cùng nếp sống sinh hoạt và văn hóa của bà con. Điện xưa rất yếu, ban ngày gần như không có điện, ngoài đường rất tối, không sáng như ngày nay, trong nhà lúc nào cũng phải có chiếc đèn dầu.

Với khán giả của Hà Nội thập niên 90 của thế kỷ trước và đầu những năm 2000, Tuyết Nhung là cái tên không hề xa lạ. Trong ký ức của nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung đồng thời là một chuyên gia trong lĩnh vực ẩm thực, căn bếp của gia đình khi bà con nhỏ ngoài một bóng đèn dây tóc leo lét chỉ đủ soi sáng để gia đình dọn mâm bát, còn lại không có bất cứ đồ dùng nào chạy bằng điện.

Nếu bạn đã thấy hơi lạnh tràn về trên phố mỗi sớm mai, đã thấy cuốn lịch trên tường mỏng dần đi theo ngày tháng... thì cho dù có bận rộn để hoàn thành kế hoạch của năm, cho dù có đang mải miết chinh chiến vì áo vì cơm, cũng có đôi lần lòng chùng xuống. Vì ngoài kia, tháng 12 đã về, đã lấp ló đâu đó, trên vệt nắng vàng nhạt đầu ngày, trong cơn gió se se mỗi sáng, trong những đêm lành lạnh một mình.

Đầu đông, những cây phượng bắt đầu trút lá. Trên vòm cây lá vẫn xanh đó mà dưới gốc cây xác lá đã trải vàng một đoạn đường. Một cơn gió nhẹ lay. Lòng người cũng say say với những chiếc lá phượng bay bay trong gió, vương vào mái tóc, vương trên vai áo. Vậy là cũng sắp hết một năm!

Chớm đông, ấy là khi những ngày cuối cùng của tháng 10 dần đi qua và tháng 11 bắt đầu kéo về. Ta chẳng còn mấy khi có dịp được ngắm bầu trời trong vắt với ánh nắng vàng ruộm trải dài mênh mang mỗi buổi chiều tà mà thay vào đó là một màu trời xám xịt với những cơn mưa phùn lê thê ướt rượt.

Thời bao cấp đi đã qua hơn 40 năm nhưng với nhiều người, những hình ảnh về dòng người chen chúc xếp hàng chờ mua thực phẩm với tờ tem phiếu trên tay thật khó quên. Trong những năm tháng ấy, cơm độn - một món ăn giản dị nhưng chứa đựng biết bao cảm xúc và kỷ niệm của người Hà Nội xưa - luôn khiến ta bồi hồi nhớ về những năm tháng khó khăn nhưng cũng đầy tình thương yêu.