Hoa giấy Phù Đổng khoe sắc

Nằm ở phía Bắc huyện Gia Lâm, làng nghề hoa, cây cảnh Phù Đổng là một vùng đất cổ trong hành lang “tam Cổ” (Cổ Loa, Cổ Pháp, Cổ Bi). Hình thành cách đây hơn 30 năm, Phù Đổng cũng là làng duy nhất trên địa bàn Thủ đô có nghề trồng hoa giấy.

Thời điểm này, làng nghề đang nhộn nhịp thu hoạch trưng cây bán trước Tết và sau Tết. Cùng với đó, Phù Đổng còn sở hữu nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch. Nổi bật nhất phải kể tới là nghề trồng cây cảnh và hoa giấy, đã được UBND huyện Gia Lâm công nhận đạt tiêu chuẩn làng nghề.

Vài năm gần đây, hoa giấy được rất nhiều người dân mua về chơi Tết. Cây hoa giấy dễ chăm sóc, lại cho hoa quanh năm nên loại hoa này thường được nhiều người mua về đặt tại các công ty, biệt thự…

Hoa giấy Phù Đổng khoe sắc

Đến thời điểm này, đa phần cây hoa đều đã được đặt mua trước và vận chuyển đi khắp các vùng miền, hiện chỉ còn lại số ít cây ở vườn chờ vận chuyển. Những cây còn lại vẫn được những người nông dân chăm sóc cẩn thận.

Ông Vũ Văn Khoa - Xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm chia sẻ, lượng tiêu thị đến thời điểm hiện tại rất tốt, nhiều nhà vườn đã hết cây, nhưng giá thành bị thấp xuống. Năm ngoái, giá cây khoảng 1 triệu đồng, năm nay chỉ khoảng 600 - 700 nghìn đồng. Lượng tiêu thụ nhiều nhất là phân khúc hàng từ 2 triệu đổ lại và nhiều hơn là hàng 200 - 300 nghìn đồng/cây.

Bà Vũ Thị Luận - Xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm cho biết, cây hoa giấy đẹp thứ nhất là cây có thân thẳng; thứ hai là mật độ lá dày, tươi; thứ ba là hoa phải biết hãm cách tưới và chăm hoa bón sao cho đúng thời kỳ ra hoa Tết.

Những cây hoa giấy được người dân chăm sóc cẩn thận để cho ra hoa đúng dịp Tết.

Cách đây hơn 20 năm, làng hoa giấy Phù Đổng chỉ có vài hộ theo nghề. Nhờ sự khéo léo của bàn tay, khối óc con người cùng điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng phù hợp nên nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính. Hiện tại, cả xã Phù Đổng có hơn 500 hộ trồng hoa giấy.

Không chỉ đơn thuần là trồng hoa giấy theo cách truyền thống, người dân Phù Đổng còn nhanh nhạy lai tạo, uốn ghép thành nhiều kiểu dáng khác nhau, thích ứng với nhu cầu chơi hoa của khách hàng.

Toàn cảnh vùng đất trồng hoa giấy tại huyện Gia Lâm nhìn từ trên cao

Ông Vũ Văn Khoa - Xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm chia sẻ, làng nghề hoa giấy Phủ Đổng đã có khoảng 30 - 40 năm, nhưng khoảng 3 năm gần đây mới thực sự phát triển mạnh. Những vùng trũng, không cấy được lúa, bà con chuyển đổi theo kế hoạch 06 của huyện Gia Lâm, chuyển sang trồng cây hoa giấy để tăng thêm thu nhập.

Vào tháng 11/2020, xã Phù Đổng đã nhận được quyết định công nhận "Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng". Đây là niềm vinh dự, tự hào của bà con trồng hoa giấy xã Phù Đổng. Cùng với đó, trong năm 2020 - 2021, UBND thành phố Hà Nội đã công nhận Điểm du lịch Phù Đổng.

Đó là những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh việc thực hiện "Đề án phát triển du lịch xã Phù Đổng (huyện Gia Lâm) giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030". Trong đó, làng nghề trồng cây cảnh, hoa giấy Phù Đổng thuộc dòng sản phẩm du lịch sinh thái.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày Tết, ai cũng muốn ở nhà. Thế nhưng, nhiều chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy vẫn ứng trực tại đơn vị, sẵn sàng làm nhiệm vụ bất cứ khi nào để đảm bảo bình an cho nhân dân.

Bắt đầu từ sáng mồng hai Tết Giáp Thìn, Trung tâm Di sản - Hoàng Thành Thăng Long bắt đầu mở rộng cửa đón khách tham quan với nhiều hoạt động hấp dẫn, tái hiện các không gian di sản văn hóa phi vật thể. Đặc biệt, lần đầu tiên, du khách sẽ được xem bộ phim 3D tái hiện nghi lễ Chính đán thời Lê, với lễ thiết triều đầu tiên của năm mới, thể hiện mong muốn một năm mới quốc thái, dân cường.

Tết đến, cùng với việc du xuân, thăm người thân, bạn bè, không ít người lựa chọn cho mình thú chơi độc đáo, nhiều ý nghĩa. Những thú chơi này đã được các thế hệ người Việt duy trì, tiếp nối, phát triển và trở thành những nét văn hóa truyền thống, độc đáo, giàu bản sắc, mang đậm không khí mùa xuân. Dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn này những thú chơi tao nhã ấy lại được nhiều người lựa chọn, hưởng ứng.

Từ nhiều năm nay, mỗi khi Tết đến, khu vực vườn hoa Lạc Long Quân, khu vực hai con rồng Hồ Tây lại trở thành chợ đào quất lớn nhất của Hà Nội.

Trong đêm giao thừa và ngày đầu năm mới, sẽ có nhiều mặt hàng được bán như mía lộc, cành lộc hay những túi muối nhỏ. “Đầu năm mua muối” là một tập tục của người Việt ta. Theo người xưa, mua muối lộc là để đón nhận may mắn và cầu mong một năm mới ấm no, đủ đầy, mang đến sự mặn mà, gắn kết cho các thành viên trong gia đình, tăng thêm sự thuận hòa, no ấm.

Nơi tất bật, náo nhiệt nhất trong sáng 30 Tết là các chợ truyền thống. Mặc dù giờ đây chợ họp quanh năm, thậm chí mùng 2 Tết đã lại có chợ nhưng đi chợ vào sớm 30 vẫn là thói quen của phần đông các bà nội trợ.