Hoạ sĩ Trần Duy Trúc 50 năm vẽ tranh cổ động
Tranh vẽ Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy các chiến sĩ trong trận địa Điện Biên Phủ và hai em học sinh học bài bên xe tăng là 2 trong 10 bức tranh được họa sĩ Trần Duy Trúc vẽ nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm đường Trường Sơn.
Với đề tài chiến thắng Điện Biên Phủ, ông tập trung khắc họa âm hưởng hào hùng của chiến dịch lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu và sự đổi mới của Điện Biên hôm nay.
Tôi chọn lọc những gì phù hợp nhất thể hiện cuộc chiến đấu đó. Ví dụ như Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy trận đánh; các chiến sĩ hy sinh rất nhiều như Phan Đình Giót lấy thần mình lấp lỗ châu mai, Bế Văn Đàn lấy thân làm giá súng...
Hoạ sĩ Trần Duy Trúc (quận Thanh Xuân, Hà Nội)
Tranh cổ động có nội dung cô đọng, hình ảnh dễ hiểu, cùng với những khẩu hiệu, câu chữ rút gọn. Tuy tranh cổ động Việt Nam hiện nay không còn được đánh giá cao như giai đoạn chống Pháp, chống Mỹ, nhưng ngôn ngữ biểu đạt và vai trò tuyên truyền của dòng tranh này vẫn giữ vị trí quan trọng trong công tác tuyên truyền trực tiếp quan, đặc biệt là trong những dịp kỷ niệm lớn của đất nước.
Theo hoạ sĩ Trần Duy Trúc: "tranh cổ động đơn giản, dễ hiểu. Chính cái đơn giản, dễ hiểu như thế làm rất khó. Các họa sĩ phải nghiên cứu rất kỹ lưỡng. Bản thân tôi làm mấy năm nay vẫn phải nghiên cứu thật kỹ, đòi hỏi nhiều yếu tố nghệ thuật trong đó chứ không phải đơn giản vẽ mấy người giương chân tay ra, treo ngoài phố, là không được. Vẽ sao phải có nghệ thuật ở trong đó. Phải nghiên cứu màu sắc, hình ảnh. Nếu làm được như thế thì mới hấp dẫn, người ta mới xem, tính cổ động mới cao, mọi người mới ủng hộ".
Với ngôn ngữ tạo hình khỏe khoắn, dễ hiểu, màu sắc tươi sáng, họa sĩ Trần Duy Trúc đã sáng tạo nên những tác phẩm mang giá trị thẩm mỹ cao. Những bức tranh cổ động giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về quá khứ, lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc; cổ vũ toàn dân, toàn quân vững tin vào công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc.
Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.
Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.
Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm dịp Tết Dương lịch năm 2025 và 30 điểm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 .
Sáng 20/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ".
Cung Thanh niên Hà Nội vừa phối hợp nền tảng số mở YooLife tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Tự hào Việt Nam” với chủ đề “Hát mãi khúc quân hành” và ra mắt dự án mô phỏng hành trình chiến đấu và trưởng thành của QĐND Việt Nam bằng công nghệ thực tế ảo.
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức triển lãm nghệ thuật với chủ đề “Những trang sử bằng hình sắc” tại Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm - Số 2 Lê Thái Tổ.
0