'Hoà tấu Chào năm mới 2024' mang đậm sắc xuân

Với sự kết hợp mượt mà, tinh tế của dàn nhạc hoà tấu và các nhạc cụ dân tộc, chương trình đặc biệt 'Hòa tấu Chào năm mới 2024' mang đến thanh âm trong trẻo của cuộc sống và in đậm dấu ấn của Thủ đô trong mùa xuân mới. Là chương trình được Đài Hà Nội sản xuất dành riêng cho dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024, chương trình hứa hẹn sẽ đem đến cho khán giả một bữa tiệc âm nhạc độc đáo, hấp dẫn.

“Hòa tấu Chào năm mới 2024” có những bài hát mang nét đặc trưng của dịp Tết và mùa xuân, như Ngày Xuân Long Phụng sum vầy, Trở về đất mẹ, Nắng có còn Xuân, Mùa chin én bay, Em ơi mùa Xuân đến rồi đó, Mùa Xuân ơi, Thì thầm mùa Xuân, Điệp khúc mùa Xuân, Đoản Xuân ca, Hà Nội niềm tin hy vọng. Các phần trình diễn của chương trình là sự kết hợp giữa dàn nhạc thính phòng với những nhạc cụ solo như nhị, cello, piano, flute, guitar, saxophone. 

Chương trình đặc biệt “Hòa tấu Chào năm mới 2024” hứa hẹn mang đến những trải nghiệm hấp dẫn và mới lạ cho khán giả.

Nói về lý do có sự kết hợp mới mẻ này, Giám đốc âm nhạc của chương trình, nhạc sĩ Lê Bằng cho biết: “Mỗi dịp đầu xuân, chúng ta đều nghe thấy những giai điệu quen thuộc của mùa xuân trong các chương trình âm nhạc. Đa phần những tác phẩm này đều được trình diễn bởi các ca sĩ và ban nhạc mà rất ít khi được thể hiện bằng phương thức hòa tấu với dàn nhạc. Chính vì thế, tôi muốn kết hợp giữa hai phương thức này với mong muốn đem đến cho khán giả những giai điệu âm nhạc quen thuộc nhưng vẫn mang tới sự mới lạ”.

Nhạc sĩ Lê Bằng - Giấm đốc âm nhạc của chương trình "Hoà tấu Chào năm mới 2024".

Điểm nổi bật của chương trình là ở địa điểm tổ chức. Thay vì tổ chức trong các khán phòng hay nhà hát như các buổi hoà tấu thông thường, “Hòa tấu Chào năm mới 2024” được tổ chức ở Cột cờ Hà Nội. Đây là một đi tích lịch sử đặc biệt uy nghiêm và thiêng liêng đối với người dân Thủ đô cũng như với người dân cả nước. Công trình đặc biệt này là nơi chứng kiến những thăng trầm lịch sử của Hà Nội, mang ý nghĩa thiêng liêng khi lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên được treo lên tại nơi đây. Được xây dựng từ thế kỷ XIX, đến nay đã trải qua hơn 200 năm, nhưng công trình vẫn tồn tại kiên cố, uy nghiêm giữa trung tâm Thủ đô với dáng vẻ cổ kính, trầm mặc, nhuốm màu của thời gian. Vì thế, dàn nhạc biểu diễn trong một khuôn viên của Cột cờ Hà Nội sẽ mang tới cho khán giả những hình ảnh đẹp đẽ, nên thơ trong dịp đầu năm mới.

Cột cờ Hà Nội là niềm tự hào của người dân cả nước nói chung và Thủ đô nói riêng.

Lần đầu tiên tham gia chương trình của Đài Hà Nội với tư cách là Giám đốc âm nhạc, nhạc sĩ Lê Bằng cũng gặp một số khó khăn trong quá trình sản xuất, ghi hình. Nam nhạc sĩ tâm sự: “Do khối lượng công việc tương đối nhiều. Cùng với đó, mình và nhạc sĩ Lê Quốc Hưng phải cùng làm chuyển soạn, phối khí 11 tác phẩm cho dàn nhạc, rồi phải thu âm, ghép bài và quay hình. Việc chuyển soạn cho một dàn nhạc thính phòng kết hợp với những nhạc cụ dân tộc đòi hỏi vẫn phải giữ được tinh thần của ca khúc nhưng cũng phải tạo ra theo đúng tinh thần của dàn nhạc thính phòng cũng không phải một điều đơn giản”.

Bên cạnh đó, nhạc sĩ Lê Quốc Hưng cũng đưa ra lời khuyên về việc tổ chức một chương trình hoà tấu là có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sự luyện tập của các nghệ sĩ biểu diễn trong dàn nhạc. “Khi tổ chức một chương trình hòa tấu như thế này thì mình phải tìm hiểu rất kỹ về những bài hát mà mình sẽ chuyển soạn để vẫn giữ được tinh thần và tình cảm, nét riêng của những ca khúc đó”, nhạc sĩ Lê Bằng chia sẻ thêm.

“Hòa tấu Chào năm mới 2024” sẽ được phát sóng vào lúc 8 giờ ngày mùng 1 Tết (10/2/2024) trên kênh H1 của Đài Hà Nội, website hanoionline.vn, app Hanoi On và trên các nền tảng số của Đài Hà Nội như Youtube, Facebook, Tiktok...

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mùa Thu của Hà Nội đẹp không chỉ bởi cảnh vật, thiên nhiên, mà còn đẹp hơn bởi là mùa Thu lịch sử. Một mùa Thu thiêng liêng, tự hào, đáng nhớ nhất của những người con Hà Nội và của bất kỳ người dân Việt Nam nào đã được thể hiện thông qua chương trình nghệ thuật “Cảm ơn mùa thu”.

Tiếp nối thành công của năm 2023, Đài PT-TH Hà Nội tiếp tục tổ chức cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội 2024”. Đây hứa hẹn sẽ là một sân chơi quy mô, chuyên nghiệp, để các bạn trẻ thỏa sức thể hiện tài năng của bản thân thông qua những bài hát về Hà Nội và con người Hà Nội.

Sau thành công từ “Bên trên tầng lầu” và “Cắt đôi nỗi sầu”, Tăng Duy Tân trở lại với sản phẩm âm nhạc mới mang tên "Ikigai". Đáng chú ý, nam ca sĩ còn kết hợp với “bạn gái tin đồn” Bích Phương, khiến người hâm mộ không khỏi bất ngờ và thích thú.

“Bảo tàng của nuối tiếc” của Vũ. tiếp tục khẳng định là concert cá nhân của nghệ sĩ Việt có quy mô lớn nhất trong năm. Với hơn 22.000 khán giả tham dự tại cả Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, concert này không chỉ ghi dấu ấn về mặt số lượng mà còn khẳng định sức hút đặc biệt của Vũ. trong lòng khán giả.

Ngày 30/10, cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2024 của Đài Hà Nội chính thức được khởi động, với tầm vóc và dấu ấn mới từ quy mô tổ chức, cho tới chất lượng nghệ thuật. Buổi họp báo có sự góp mặt của nhiều ca sĩ thành danh, bước ra từ Tiếng hát Hà Nội, đồng thời tiết lộ Ban Giám khảo uy tín, là những nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam.

Chiều 30/10, cuộc thi "Tiếng hát Hà Nội 2024 chính thức khởi động, với tầm vóc và dấu ấn mới về quy mô tổ chức và chất lượng nghệ thuật. Buổi gặp gỡ báo chí có sự hội tụ của nhiều nghệ sĩ thành danh bước ra từ Tiếng hát Hà Nội như Anh Thơ, Khánh Linh, Vân Anh,… và đội ngũ Ban Giám khảo uy tín hàng đầu Việt Nam.