Hoạch định tài chính cá nhân - giảm rủi ro mất tiền
Nhìn lại thị trường tài chính thời gian qua, có thể thấy thị trường vàng đang phá vỡ kỷ lục mọi thời đại, ghi nhận hiệu suất trên 20% tính đến cuối tháng 5/2024 và bỏ xa mức hiệu suất 11,7% của chứng khoán.
Kinh tế Việt Nam đang trong chu kỳ hồi phục. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng về lâu dài, chứng khoán và bất động sản được cho là các lớp tài sản tiềm năng so với các lớp tài sản khác. Do đó, một trong những giải pháp được đưa ra lúc này là phát triển đội ngũ tư vấn tài chính chuyên nghiệp hơn.
Là một trong số ít những doanh nghiệp tại Việt Nam đang hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đầu tư và quản lý tài sản, ông Ngô Thành Huấn, Giám đốc điều hành CTCP Tư vấn đầu tư và Quản lý tài sản FIDT, cho biết tại các thị trường tài chính phát triển, các nhà hoạch định tài chính cá nhân sẽ giúp mỗi người hoạch định tài chính toàn diện để từng bước đạt được các mục tiêu tài chính cá nhân. Tuy nhiên, thị trường tài chính Việt Nam trong ba năm qua lại đang chứng kiến cuộc khủng hoảng niềm tin với hàng loạt vụ việc rủi ro liên tiếp xảy ra.
Thị trường tài chính Việt Nam đã ra đời và phát triển được gần 30 năm, là kênh dẫn vốn quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo ra đội ngũ nhân lực hành nghề tư vấn tài chính ngày càng đông đảo, đặc biệt, tạo ra dòng tài chính chính đáng, ổn định, minh bạch cho người dân. Do đó, thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho các tổ chức tài chính vi mô, đào tạo nâng cao hiểu biết tài chính cá nhân cho người dân là giải pháp cần thiết lúc này.
Để phát triển thị trường tài chính cá nhân minh bạch, an toàn, các chuyên gia đề xuất cơ quan quản lý cần bổ sung và phân cấp khung năng lực của người môi giới, người tư vấn lập kế hoạch đầu tư giúp khách hàng nhận diện và đánh giá được chất lượng tư vấn.
Với đơn vị giáo dục, bổ sung các chương trình đào tạo theo khung tiêu chuẩn của tư vấn lập kế hoạch đầu tư/hoạch định tài chính/quản lý gia sản chuyên nghiệp.
Với định chế tài chính, bổ sung các chương trình đào tạo hoạch định tài chính cá nhân và quản lý gia sản chuyên nghiệp hướng đến sự phát triển bền vững và thị trường.
Thị trường chứng khoán trong nước ngày 15/11 tiếp tục có diễn biến tiêu cực khi gần 550 cổ phiếu giảm điểm trong phiên cuối tuần, VN-Index lại mất thêm gần 14 điểm. Hàng loạt mã chứng khoán, ngân hàng mất 2-3% thị giá.
Ngày 15/11, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.290 VND/USD, tăng 2 VND.
Vàng nhẫn trơn trước đây thường được mua để làm quà biếu, tặng nhưng nay nhiều người tìm mua để tích lũy tài sản và trở thành kênh đầu tư hấp dẫn trong năm nay. Trước biến động lớn của mặt hàng này, các nhà đầu tư nên thận trọng, không nên đầu tư theo tâm lý đám đông để tránh rủi ro.
Theo các chuyên gia, vàng đã chuyển sang xu hướng giảm, báo hiệu khả năng giảm sâu hơn nữa. Trong nước, giá vàng miếng giảm mạnh nhất là 500.000 đồng, giá vàng nhẫn giảm cao nhất tới hơn 1 triệu đồng.
Ngày 14/11, giá vàng nhẫn và vàng miếng trong nước đồng loạt giảm mạnh. So với mức giá kỷ lục thiết lập vào cuối tháng 10, mỗi lượng nhẫn trơn thấp hơn khoảng 7 - 8,5 triệu đồng/lượng.
Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 14/11 kết phiên chìm trong sắc đỏ khi chịu áp lực kép từ nhóm ngân hàng và chứng khoán. Đà bán tháo đột ngột xuất hiện từ giữa phiên chiều đã đẩy VN-Index xuống mức thấp nhất trong ba tháng qua.
0