Hoàn thành lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp vào ngày 5/6
Sáng nay, 14/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Phiên họp được truyền hình, phát thanh trực tiếp.
Trước đó, ngày 5/5, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Phó Chủ tịch Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 nhấn mạnh, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 phải bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện và trực tiếp của Đảng. Toàn bộ quan điểm, nội dung, quy trình phải tuân thủ Cương lĩnh Chính trị, Điều lệ Đảng, các nguyên tắc, quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Việc sửa đổi Hiến pháp 2013 phải dựa trên kết quả rà soát, đánh giá thực tiễn việc thi hành quy định cụ thể của Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật có liên quan, nhất là các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước. Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải được tiến hành thận trọng, khách quan, dân chủ, khoa học, hiệu quả, thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
Về phạm vi và nội dung cơ bản của dự thảo Nghị quyết, Ủy ban xác định dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 gồm 2 điều; Điều 1 gồm 8 khoản sửa đổi, bổ sung một số quy định của Hiến pháp năm 2013 về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, về đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương; Điều 2 gồm 3 khoản quy định về hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp.
Về hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp, Ủy ban đề nghị xác định thời điểm có hiệu lực thi hành của Nghị quyết là từ ngày 1/7/2025.
Thời gian lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết đã bắt đầu từ ngày 6/5/2025 và hoàn thành vào ngày 5/6/2025.
Trên cơ sở ý kiến góp ý của nhân dân, các ngành, các cấp và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban và các cơ quan, tổ chức liên quan sẽ nghiên cứu tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết để báo cáo Quốc hội thảo luận, cho ý kiến một lần nữa sau đó sẽ tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết và trình Quốc hội xem xét, thông qua tại phiên họp ngày 24/6/2025 theo đúng Chương trình kỳ họp đã được Quốc hội thông qua.


Bà Phạm Thị Thanh Mai đã được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2021-2026 tại kỳ họp 23, HĐND thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026.
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Thủ đô và các quy định về công tác cán bộ, kỳ họp 23 HĐND Thành phố được tổ chức sáng 13/6 sẽ thực hiện công tác nhân sự, bầu cử bổ sung chức danh Phó Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2021-2026 theo quy định.
Hình ảnh người cao tuổi chơi nhạc cổ điển tại một góc nhỏ công viên tạo nên khoảnh khắc đẹp, dịu dàng giữa nhịp sống đô thị hối hả.
Đông đảo học sinh Thủ đô đã tham gia lễ xuất quân Học kỳ quân đội tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam để bước vào hành trình rèn luyện, trưởng thành trong môi trường kỷ luật.
270 cán bộ, chiến sĩ của Sư đoàn 325 quyết tâm trở thành khối đi đẹp nhất, đều nhất trong diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.
“100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam" là cuốn sách ảnh tôn vinh đóng góp của các thế hệ nhà báo vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
0