Hoàn thành mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm
Giao thông đã thông thoáng, không còn cảnh ùn tắc. Con đê đất đã được thay bằng tường bê tông cốt thép. Toàn bộ mặt đường chính và hai bên đường gom đều đã thảm êm thuận.
Dự án hiện hoàn thành được khoảng 90% khối lượng công việc. Các công nhân chỉ còn phải hoàn thiện một số hạng mục nhỏ.
Ông Lê Xuân Trường, chỉ huy trưởng dự án, cho biết: “Dự án này thi công chậm tiến độ do gặp rất nhiều khó khăn. Đường đê chúng tôi chỉ được đào đắp 7 tháng trong năm. Ngoài ra, mật độ đường đông, vừa thi công vừa phải đảm bảo giao thông. Thứ 3 nữa là chỉ được thi công đêm là chính, ban ngày không thi công.
Tuy nhiên, những khó khăn đã qua rồi. Chúng tôi cố gắng hoàn thiện con đường. Hiện tại chúng tôi chỉ còn những hạng mục nhỏ như lát lại vỉa hè, lắp đặt dải phân cách, một số cột chiếu sáng, sơn đường”.
Khởi công xây dựng năm 2020, tổng mức đầu tư khoảng 544 tỷ đồng, dự án mở rộng đường đê Âu Cơ – Nghi Tàm đoạn từ lối vào khách sạn Thắng Lợi đến nút giao với cầu Nhật Tân dài 3,7km.
Tuyến đường hoàn thành, giao thông thông thoáng, thực sự là niềm vui với nhiều người dân sinh sống quanh khu vực sau nhiều năm phải chịu cảnh ùn tắc và bụi bẩn, ô nhiễm môi trường.
Ông Nguyễn Văn Hùng (phường Yên Phụ, quận Tây Hồ) cho biết: “Dân chúng tôi mong đường này hoàn thành từ lâu rồi. Dù đường chưa hoàn thành toàn bộ nhưng được thế này quá là phấn khởi rồi”.
Chị Tô Thị Nguyệt (phường Nhật Tân): “Những ngày tháng vừa rồi thi công dân chúng tôi rất khổ. Phải đi đường vòng vèo các kiểu. Giờ cũng qua rồi. Con đường rất đẹp. Đi rất là thích”.
Sau khi hoàn thành mở rộng, tuyến đường hiện có mặt cắt ngang từ 26,5m đến 31m, trong đó mặt đường chính rộng từ 16,5m đến 21m, tương đương 4 đến 6 làn xe.
Đây sẽ là tuyến đường quan trọng ở cửa ngõ Tây Bắc Thủ đô, giúp giải tỏa ùn tắc, bảo đảm giao thông kết nối trung tâm Hà Nội với Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài.
Với 87,89% số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Sáng 23/11, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội đã tổ chức kỷ niệm 40 năm thành lập. Đây là đoàn luật sư được thành lập sớm nhất trong cả nước và đã luôn đồng hành cùng Thủ đô trong suốt quá trình xây dựng và phát triển.
Nhân dịp kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm khai trương phố đi bộ Hồ Gươm, chúng ta cùng nhìn lại hành trình bảo tồn và phát huy những giá trị di sản quý báu của Thủ đô. Đây không chỉ là câu chuyện về quá khứ với những dấu ấn lịch sử, mà còn là lời mời gọi khám phá vai trò của các không gian công cộng trong đời sống hiện đại.
Trong quá trình phát triển Thủ đô, di sản văn hóa vừa là nền tảng tinh thần và vật chất để xây dựng thành phố sáng tạo. Với quyết tâm và nỗ lực bền bỉ từ thành phố đến các điạ phương, đơn vị, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá ngày càng đạt kết quả tích cực, góp phần phát triển công nghiệp văn hoá.
Chỉ còn khoảng hơn một tháng nữa là bước sang năm 2025, dự báo thời điểm này nhu cầu hành khách đến bến xe đi lại sẽ gia tăng, kéo theo những vi phạm như: xe dừng đỗ đón trả khách sai quy định, chạy rùa bò… gây ùn tắc giao thông, khiến việc di chuyển của người dân gặp nhiều khó khăn.
Với 413/422 đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).
0