Hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về giáo dục

Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo.

Các đại biểu đánh giá cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra đã rất nghiêm túc, trách nhiệm, dành nhiều thời gian để tổ chức các hội nghị, hội thảo, cầu thị lắng nghe, tiếp thu, chỉnh lý nhiều lần để hoàn thiện Luật Nhà giáo.

Đại biểu cho rằng dự thảo luật đã thể chế hóa được quan điểm, chủ trương của Đảng về vị trí, vai trò của đội ngũ nhà giáo trong sự nghiệp phát triển đất nước. Các quan điểm, chủ trương xuyên suốt của Đảng qua các kỳ đại hội đều nhất quán trong việc xác định lực lượng nhà giáo là yếu tố quan trọng, cốt lõi, có vai trò quyết định đến chất lượng giáo dục và đào tạo. Đồng thời, khẳng định rõ là cần tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về giáo dục và đào tạo, tháo gỡ những điểm nghẽn, đặt ra yêu cầu cần sớm xây dựng luật về nhà giáo.

Ông Trần Văn Thức, Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, viện dẫn về thực trạng hệ thống pháp luật hiện nay, theo tờ trình của Chính phủ, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đang chịu sự điều chỉnh của 6 luật, gồm: Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Bộ luật Lao động, Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Giáo dục đại học. Tuy nhiên, nội dung về quản lý nhà giáo giữa các luật chưa thực sự đầy đủ và đồng bộ. Mặt khác, một số bất cập phát sinh trong công tác quản lý Nhà nước về nhà giáo hiện nay và việc kiến tạo các chính sách phát triển đột phá cho sự phát triển, nâng tầm nhà giáo về mặt lý luận cũng như thực tiễn không thể quy định trong các luật hiện hành nêu trên.

“Như vậy, cả về quan điểm, chủ trương của Đảng, sự quan tâm của xã hội đều xác định vị trí, vai trò quan trọng hàng đầu của nhà giáo, nhưng thực tế hệ thống pháp luật sau một thời gian dài cho đến nay vẫn chưa có luật riêng về nhà giáo để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất tạo hành lang pháp lý, tạo môi trường làm việc, các chính sách đối với nhà giáo như tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh, bảo vệ và phát triển”, đại biểu Trần Văn Thức nhấn mạnh.

Từ các căn cứ như nêu trên, đại biểu cho rằng việc ban hành Luật Nhà giáo là cần thiết, vừa đáp ứng được yêu cầu thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển đội ngũ nhà giáo, vừa phù hợp với điều kiện thực tế về xây dựng hệ thống pháp luật của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Do đó, đại biểu Trần Văn Thức thống nhất cao sự cần thiết phải ban hành Luật Nhà giáo như tờ trình cũng như nội dung của dự thảo luật đã nêu.  Đại biểu cho rằng tôn vinh là hình thức công nhận thành tích hay cống hiến một việc gì đó, vì vậy khoản 1 Điều 3, sau cụm từ “tôn vinh” nên bổ sung thêm cụm từ “khi có cống hiến cho sự nghiệp giáo dục”.

Ông Nguyễn Văn Cảnh, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định, cho rằng: “Khi nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú cần vinh danh tại nơi cư trú của nhà giáo. Đây vừa là động lực cho nhà giáo, vừa để nhà giáo giữ gìn hình ảnh người thầy phù hợp với danh hiệu của mình. Cần có quy định tiêu chuẩn đầu vào với nguồn đào tạo giáo viên tại các cơ sở đào tạo nguồn giáo viên".

Liên quan tới chuẩn nghề nghiệp nhà giáo tại Điều 14 dự thảo luật, các đại biểu nêu rõ giáo dục có vai trò quan trọng và nhà giáo là trung tâm, là người quyết định chất lượng đào tạo, giáo dục con người, trực tiếp tác động, truyền thụ tư duy, tư tưởng, kiến thức của các thế hệ người học. Do vậy, đòi hỏi cao ở nhà giáo không chỉ về đạo đức, chuẩn mực, mô phạm, sự hiểu biết, tính sáng tạo mà còn đòi hỏi về phẩm chất, tư tưởng chính trị của nhà giáo. Phẩm chất chính trị, tư tưởng nhà giáo là nhân tố cơ bản giữ vai trò chủ đạo, định hướng sự phát triển đạo đức của đội ngũ nhà giáo. Nhà trường không chỉ là nơi dạy chữ và các tri thức khoa học mà còn là nơi rèn luyện, truyền thụ phẩm chất, nhân cách của người học. Từ phân tích trên, đại biểu đề nghị bổ sung tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng vào khoản 1 Điều 14 dự thảo luật.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 25/12, Huyện ủy Mỹ Đức tổ chức công bố các quyết định thành lập Đảng bộ hai xã trực thuộc và ra mắt Ban Chấp hành, Ban thường vụ các Đảng bộ mới theo Nghị quyết số 1286/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp lại địa giới hành chính cấp xã.

Chiều ngày 25/12, Ban Thường vụ Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ công bố quyết định sáp nhập Đảng bộ phường Ngô Quyền theo Nghị quyết 1286/QH-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các quyết định về công tác cán bộ.

Chiều 25/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc nhằm quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV.

Liên quan đến đường dây “Mua bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia đặc biệt nghiêm trọng” do Vũ Hoàng Oanh (còn gọi là Oanh "Hà") cầm đầu, ngày 24/12, TAND TP. HCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án. Phiên tòa dự kiến kéo dài đến ngày 30/12.

Thời gian qua, nhiều vụ bạo hành trẻ em nghiêm trọng đã diễn ra, để lại những hậu quả nghiêm trọng, nặng nề đối với sự phát triển toàn diện của trẻ em, gây bức xúc trong dư luận.

Theo kế hoạch, ngày 26/12, TAND cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC và các đơn vị liên quan.