Hoàn thiện đề án đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu chú trọng lựa chọn công nghệ xây dựng cho dự án đường sắt đô thị Hà Nội, TP.HCM để xây dựng ngành công nghiệp đường sắt đồng bộ, hiện đại.

Chiều 24/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì phiên họp thứ ba của Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị TP Hà Nội và TP.HCM.

Nhấn mạnh hệ thống đường sắt phải đi trước trong định hướng phát triển đô thị, Phó Thủ tướng cho rằng đề án đường sắt đô thị TP Hà Nội và TP.HCM phải trả lời được những câu hỏi lớn: Những dự án, công trình phải làm ngay; công tác nghiên cứu, quy hoạch, chuẩn bị, thiết kế hạ tầng đường sắt cho đô thị; tính thống nhất với mạng lưới đường sắt tốc độ cao của cả nước; lựa chọn công nghệ xây dựng công trình ngầm, đầu máy, toa xe, quản lý, vận hành, đào tạo nhân lực… nhằm xây dựng ngành công nghiệp đường sắt đồng bộ, hiện đại; khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư…

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại phiên họp.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy cho biết, về tiêu chí kỹ thuật, mạng lưới đường sắt đô thị ở TP Hà Nội, TP.HCM có khổ đường 1435 mm, đường đôi. Tốc độ thiết kế 80-160 km/h; hệ thống cấp điện trên cao hoặc cấp điện ray thứ 3; vận hành đoàn tàu tự động; phương tiện sử dụng đoàn tàu động lực phân tán EMU.

Dự kiến, đến năm 2035, hai thành phố hoàn thành các tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch hiện có, tổng chiều dài khoảng 580 km. Năm 2045 hoàn thành khoảng 369,1 km (Hà Nội thêm khoảng 200,7 km; TPHCM khoảng thêm 168,4 km). Năm 2060 hoàn thành thêm khoảng 158,66 km tại TP.HCM. Hai thành phố phấn đấu đến năm 2035, đường sắt đô thị chiếm 30-35% thị phần vận tải hành khách công cộng và tăng lên 55-70% sau năm 2035.

Lãnh đạo TP Hà Nội, TP.HCM cho biết các tuyến đường sắt đô thị đã được nghiên cứu bước đầu, chuẩn bị quy hoạch không gian ngầm, quỹ đất, tính toán các khu vực phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ dọc tuyến (TOD), kết nối với tuyến đường sắt quốc gia cũng như các đầu mối giao thông lớn…

Ngay sau khi đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị ở Hà Nội, TP.HCM được cấp thẩm quyền phê duyệt, hai địa phương sẽ tiếp tục xây dựng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quy hoạch chi tiết, chuẩn bị các dự án đầu tư theo lộ trình; đặc biệt là đề xuất một số cơ chế, nhóm chính sách đặc thù.

Dự kiến, cơ cấu nguồn vốn đầu tư hệ thống đường sắt đô thị là ngân sách địa phương, vốn vay, ngân sách trung ương hỗ trợ và các nguồn hợp pháp khác, đồng thời, kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân quan tâm đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị, nhà ga kết hợp trung tâm thương mại, phương tiện khai thác.

Lãnh đạo Bộ GTVT báo cáo về dự thảo hai đề án đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM.

Bên cạnh đó, hai thành phố sẽ thành lập, kết hợp tận dụng tối đa nhân lực hiện có, cơ sở đào tạo có đủ năng lực phối hợp với các trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong và ngoài nước để thực hiện đào tạo nhân lực; kết hợp với các dự án đường sắt quốc gia, đường sắt tốc độ cao để phát triển công nghiệp đường sắt.

Phó Thủ tướng đánh giá nội dung dự thảo hai đề án phát triển đường sắt đô thị của Hà Nội, TP.HCM đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu, bài bản, vừa thống nhất, vừa có cách tiếp cận, phân kỳ thực hiện phù hợp đặc thù của từng địa phương.

TP Hà Nội, TPHCM tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT, tiếp thu đầy đủ ý kiến của các bộ, ngành liên quan, khẩn trương hoàn thiện hai đề án để báo cáo Bộ Chính trị. Trong đó tập trung làm rõ bối cảnh, tình hình triển khai các dự án đường sắt đô thị tại mỗi thành phố; bổ sung quy hoạch không gian ngầm cho đường sắt đô thị tại TP.HCM; huy động vốn đầu tư; căn cứ xác định định mức kinh tế kỹ thuật; lựa chọn công nghệ và khả năng tự chủ trong chế tạo thiết bị, mô hình quản lý điều hành hệ thống, đào tạo nguồn nhân lực...

Ngoài những cơ chế, chính sách đặc thù đã có, Hà Nội, TP.HCM cần đề xuất cụ thể những nhóm cơ chế, chính sách chung, cần thiết cho cả hai địa phương để phát triển đường sắt đô thị; cơ chế huy động, phân bổ nguồn vốn đầu tư công trung hạn từ ngân sách trung ương, địa phương và các nguồn vốn khác; mức độ an toàn khi huy động vốn vay đối với ổn định kinh tế vĩ mô…

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Quyết định số 7738-QĐ/TU về việc phân công đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội làm Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Trong giai đoạn cao điểm Tết, nhu cầu mua vé tàu sẽ tăng cao, người dân dễ bị lợi dụng mua phải vé giả. Ngành đường sắt khuyến cáo người dân nên mua vé qua những nơi uy tín như website chính thức của ngành đường sắt; mua trực tiếp tại nhà ga, các đại lý; ứng dụng ví điện tử hoặc tổng đài bán vé.

Đài Hà Nội, Đảng ủy, Công đoàn, Văn phòng Đài Hà Nội cùng gia đình vô cùng thương tiếc báo tin:

Bộ Quốc phòng vừa tổ chức khai trương Cơ sở dữ liệu (CSDL) xử lý vi phạm hành chính của Bộ Quốc phòng và Chương trình nghệ thuật “Hành trình mở lối”.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Chỉ thị số 14 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và làm việc tại Trung Quốc, sáng 8/11, tại thành phố Trùng Khánh (Trung Quốc), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp gỡ, giao lưu với học sinh và cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Trùng Khánh.