Hoàng thành Thăng Long - hành trình khẳng định giá trị lịch sử

Cuộc khai quật khảo cổ năm 2023 là đột phá có tính bước ngoặt trong nghiên cứu khi tại khu vực nền Ðiện Kính Thiên, các nhà khoa học tìm thấy địa tầng văn hóa trải dài qua hàng nghìn năm, sớm nhất là thời kỳ Ðại La, qua các thời kỳ Lý, Trần, Lê sơ, Lê Trung Hưng đến Nguyễn.

Hoàng thành Thăng Long thăng trầm qua lịch sử

Mỗi lần khai quật khảo cổ là một lần có những bất ngờ thú vị, một lần giúp chúng ta hiểu thêm về quá khứ, càng khẳng định giá trị trường tồn của Hoàng thành Thăng Long.

Nhiều di vật đã được công nhận Bảo vật Quốc gia. Gần đây, nhiều dấu tích phát lộ đã giúp các nhà nghiên cứu có cái nhìn toàn diện, bao quát hơn về cấu trúc của chính điện Kính Thiên.

Phát lộ cho thấy cấu trúc của chính điện Kính Thiên

Tại hố khai quật phía Đông - Bắc di tích nền điện Kính Thiên, đã xuất lộ một số dấu tích của điện Kính Thiên – tức là cung điện nơi vua ngự triều, thông qua 2 lớp kiến trúc thời Lê Trung hưng, (thế kỷ 17 - 18) và Lê sơ (thế kỷ 15 - 16). Các dấu tích này có mối quan hệ mật thiết với các cung điện của nhiều thời kỳ.

Phát hiện này cho phép giới khoa học ngày càng tiếp cận gần hơn với việc phục dựng hình thái Điện Kính Thiên.

PGS - TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam cho biết: "Chúng ta đã tìm ra những dấu hiệu rất quan trọng. Một là sân Đan trì, là nơi thiết triều của các triều đại và hai là Ngự đạo là đường đi của nhà vua khi ra khỏi thành Thăng Long cũng như vào thành Thăng Long, và từ đó thì các hạng mục xung quanh sẽ có hệ thống".

Hoàng thành Thăng Long  di sản vô giá, điểm đến hàng đầu Việt Nam

Nói tới Hoàng thành Thăng Long là nói tới quần thể di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn gắn liền lịch sử kinh thành Thăng Long, Hà Nội.

Ngày 31/7/2010, tại Brazil, kỳ họp lần thứ 34 của Ủy ban Di sản Thế giới, khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long  Hà Nội đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, trở thành di sản thế giới thứ 10 của Việt Nam và thứ 900 của thế giới.

Kể từ khi được công nhận là Di sản văn hóa thế giới đến nay, công tác tôn tạo, bảo tồn, phát huy giá trị Hoàng thành Thăng Long đã luôn được chú trọng với phương châm ưu tiên mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị di sản bền vững.

Hoàng thành Thăng Long được chính thức công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Hoàng thành Thăng Long được UNESCO trao Bằng công nhận Di sản văn hóa thế giới vào tháng 10 năm 2010, là một dấu mốc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Thủ đô Hà Nội và cả Việt Nam. Di sản này đã đáp ứng đủ các tiêu chí khắt khe như: chiều dài lịch sử văn hóa; các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú; tính liên tục của di sản sản với tư cách là một trung tâm quyền lực.

Hoàng thành Thăng Long là công trình di sản đồ sộ cả về chiều dài lịch sử và chiều sâu văn hóa, vì thế còn rất nhiều điều cần tiếp tục nghiên cứu, giải mã. Để thực hiện những cam kết với UNESCO về tiếp tục nghiên cứu, phát huy giá trị di sản, các nhà khoa học đã nỗ lực trong nghiên cứu sử học, tiếp tục khai quật khảo cổ, tôn tạo các công trình kiến trúc, phục dựng di sản văn hóa phi vật thể, liên tục có các triển lãm và xây dựng chương trình giáo dục di sản.

Theo tiến sĩ Philippe Le Failler - Trưởng đại diện Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội: "Kể từ khi được UNESCO vinh danh, Hoàng thành Thăng Long đã làm thay đổi cả bản đồ du lịch. Mọi du khách đều muốn thăm Hoàng thành".

Nhiều hoạt động văn hóa được tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long.

Việc phục dựng các giá trị văn hóa phi vật thể đã ghi dấu ấn quan trọng hấp dẫn các hoạt động du lịch. Các lễ hội cung đình và dân gian, xây dựng chương trình giáo dục di sản được đón nhận, xây dựng các sản phẩm du lịch mới.

Vì vậy mà từ một khu di tích "kín cổng cao tường", đến nay, Hoàng thành Thăng Long đã trở thành điểm đến hấp dẫn nhất của khách du lịch trong nước và quốc tế, là nơi tổ chức nhiều sự kiện văn hóa lớn của Thủ đô, lượng khách tăng trung bình mỗi năm gần 30%.

Nhiều hoạt động tái hiện các phong tục truyền thống được tổ chức

Ông Jonathan Wallace Baker - Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam, cho biết: "Tôi đã được tham gia rất nhiều lễ hội có nghi thức tương tự và tôi cảm nhận được rõ mối liên hệ của di sản phi vật thể và vật thể. Và cách tạo dựng lại các hoạt động làm cho các di sản phi vật thể trở nên sống động".

Hoàng thành Thăng Long – hình mẫu hợp tác hiệu quả với UNESCO

Ngày 24/7 vừa qua, tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ, tại Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới đã gõ búa thông qua quyết định chính thức đồng thuận với các nội dung “Đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long”.

Ủy ban Di sản thế giới đã ghi nhận và đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong quá trình thực hiện toàn bộ các cam kết của Chính phủ từ khi di sản được ghi danh năm 2010 đến nay. Hơn thế nữa, Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua mở ra việc khơi thông Trục Hoàng đạo, tiến tới khôi phục không gian và chính điện Kính Thiên.

Đa dạng hóa các hoạt động tại Hoàng thành Thăng Long nhằm bảo tồn có hiệu quả di tích lịch sử quan trọng

Tại kỳ họp này, Ủy ban Di sản thế giới ghi nhận và đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam trong toàn bộ quá trình thực hiện  các cam kết với UNESCO, kể từ khi Hoàng thành Thăng Long được ghi danh là Di sản Văn hóa Thế giới năm 2010 đến nay.

Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới Lazare Eloundou Assomo khẳng định hồ sơ có ý nghĩa quan trọng không chỉ với Việt Nam mà còn với thế giới, coi đây là hình mẫu hợp tác giữa quốc gia thành viên với UNESCO và cũng là điển hình của việc bảo tồn di sản thế giới.

Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc khẳng định các thành viên Ủy ban Di sản thế giới đánh giá cao tinh thần cầu thị, nghiêm túc, trách nhiệm của Việt Nam, tuân thủ đúng các quy định của Công ước Di sản thế giới, nhằm phát huy hơn nữa giá trị nổi bật toàn cầu của di sản.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thị Thu Hà cho biết kết quả đạt được tại Kỳ họp lần này đánh dấu sự đồng hành, phối hợp chặt chẽ của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, của các nhà khoa học trong và ngoài nước với thành phố Hà Nội.

Dần tái hiện Điện Kính Thiên

Lần đầu tiên một nghi lễ tết cung đình được tái hiện dưới hình thức phim trình chiếu 3D “Lễ Chính đán thời Lê”. Nghi lễ của triều đình được nhà vua tổ chức để chúc tụng, cầu quốc thái dân an.

Bộ phim đưa khán giả hoà mình vào không khí tôn nghiêm và độc đáo của lễ Chính đán nơi cung đình xưa với các nghi thức: rước biểu vào sân điện Kính Thiên; rước xa giá vua sang điện Kính Thiên; vua lên ngai, văn võ bá quan vào chầu hành lễ; lễ tuyên biểu mục, tuyên biểu và lễ tuyên chế; bách quan chúc mừng vua.

Tái hiện hình ảnh Điện Kính Thiên

2 bộ phim 3D về điện Kính Thiên và bộ phim phục dựng lễ Chính đán, là những thành tựu rất đáng ghi nhận của Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội. Bộ phim mang đến cho du khách một trải nghiệm trọn vẹn và ấn tượng về âm thanh, ánh sáng, nhịp điệu câu chuyện… đưa khán giả hoà mình vào không khí tôn nghiêm và độc đáo của lễ Chính đán nơi cung đình xưa,  với các nghi thức rất đặc biệt.

Dưới sự họp tác chặt chẽ của các nhà khoa học đầu ngành trong nước, các nhà khoa học nước ngoài, định hướng của Thủ tướng Chính phủ, trực tiếp chỉ đạo của TP Hà  Nội, một điện Kính Thiên sẽ có thể hiện diện một ngày không xa, để những vàng son lịch sử hiển hiện cùng hiện tại và tương lai.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV chính là làm sao để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh cho sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết, từ ngày 1 đến 30/11, đơn vị sẽ tổ chức các hoạt động với chủ đề "Về miền di sản tinh hoa và bản sắc" nhằm giới thiệu các hoạt động dân ca, dân vũ, ẩm thực, phong tục tập quán của đồng bào với du khách.

Nội dung số liên quan đến lịch sử đang được thế hệ trẻ khai thác rất tốt trên mạng xã hội thời gian qua. Góc nhìn trẻ trung đến từ đội ngũ tác giả, chủ yếu là học sinh - sinh viên, đã mở ra một hướng đi mới đầy hứa hẹn, hiện đại và thú vị hơn trong việc tiếp cận lịch sử.

Sáng 1/11, Hội Nhà báo Việt Nam, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Tọa đàm và trưng bày chuyên đề “Nhà báo, nhà ngoại giao Lý Văn Sáu: Một tấm lòng son sắt”, kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà báo Lý Văn Sáu (5/11/1924 - 5/11/2024).

Từ tháng 11, cả nước diễn ra nhiều lễ hội văn hoá, du lịch độc đáo, đặc sắc, hứa hẹn sẽ thu hút nhiều khách du lịch dịp cuối năm

Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp với HIUP Việt Nam đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Con của mẹ lớn khôn” 2024.