Hoạt động giáo dục truyền thống ý nghĩa

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cùng với việc đẩy mạnh phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”, các trường học trên địa bàn Thủ đô đã tích cực xây dựng cảnh quan trường học xanh - sạch - đẹp. Ở đó, học sinh được học tập, vui chơi trong môi trường an toàn và lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Thực hiện chương trình số 06 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” giai đoạn 2021 - 2025, Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội đã ban hành kế hoạch về việc tổ chức trò chơi dân gian trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố đến năm 2025 nhằm tiếp tục duy trì, đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân rèn luyện thân thể theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại, góp phần nâng cao sức khỏe, đời sống văn hóa tinh thần, tạo không khí vui tươi phấn khởi trong các nhà trường.

Xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục góp phần thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Bởi vậy, bên cạnh việc nâng cao các hoạt động chuyên môn, thời gian qua, các nhà trường luôn quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, tạo nên những không gian xanh, an toàn, thân thiện, đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy trong nhà trường.

Những năm gần đây, giáo dục STEM được khuyến khích đưa vào trường học. Hoạt động này là cơ hội khuyến khích khả năng sáng tạo, vận dụng tổng hợp kiến thức, tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Đây cũng là cơ sở quan trọng để các địa phương, cơ sở giáo dục thực hiện thành công Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Hà Nội hiện có hơn 2.800 trường học, với hơn 155.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần theo hướng thiết thực, hiệu quả là một trong những nét nổi bật của Công đoàn ngành giáo dục Hà Nội, nhất là vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước và Tết Nguyên đán hàng năm.

Theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018, nội dung môn Âm nhạc được phân chia theo hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản, từ lớp 1 đến lớp 9, Âm nhạc là môn học bắt buộc. Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, từ lớp 10 đến lớp 12, Âm nhạc là môn học lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp. Là năm thứ hai môn Âm nhạc được triển khai ở cấp THPT song với nhiều nhà trường thì đây vẫn còn là thách thức.