Hoạt động tháng 7 tại Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam
Hoạt động tháng 7 với sự tham gia của khoảng gần 100 đồng bào của các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Mường, Dao, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Bahnar, Xê Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer đến từ 12 địa phương trên cả nước.
Hoạt động tháng 7 “Sắc màu thổ cẩm” có điểm nhấn là chương trình “Màu thời gian” trình diễn nghề dệt thổ cẩm của cộng đồng các dân tộc thiểu số. Những nghề truyền thống phản ánh tri thức bản địa cùng với kỹ năng sống của đồng bào. Việc bảo tồn nghề là bảo tồn tri thức bản địa, bảo tồn kỹ năng sống, bảo tồn những giá trị truyền thống... Bên cạnh đó, mỗi sản phẩm thủ công truyền thống đều ẩn chứa câu chuyện riêng, gửi gắm trong đó những lời răn dạy, những kiến thức tích lũy từ đời sống của đồng bào...
Bảo tồn nghề truyền thống còn là bảo tồn cả kho tàng văn hóa dân gian quý giá của đồng bào. Đồng bào dân tộc Thái, dân tộc Mường với nghề dệt thổ cẩm truyền thống; dân tộc Mông với nghề se lanh dệt vải; dân tộc Tà Ôi với nghề dệt Zèng - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; dân tộc Bahnar, Ê đê với nghề dệt theo truyền thống Tây Nguyên và nghề thêu truyền thống của dân tộc Khmer, Nam Bộ.
Bên cạnh nghề dệt truyền thống, đồng bào các dân tộc sẽ giới thiệu các nghề truyền thống của dân tộc mình như chế tác nhạc cụ truyền thống, làm thuốc, đan lát, thêu, làm gốm...
Đồng bào dân tộc Khmer sẽ tổ chức Lễ dâng y tắm mưa hay còn gọi là Lễ nhập hạ đặc sắc của dân tộc mình. Đây là nghi thức có từ thời Đức Phật còn tại thế, trước khi chư tăng nhập hạ an cư trong 3 tháng mùa mưa được phép thọ nhận “Y tắm mưa” để sử dụng trong thời gian ở hạ. Vào ngày lễ này các gia đình phật tử tập trung tại chùa dâng cúng đến chư tăng các vật dụng cần thiết, ngày này đánh dấu thời điểm an cư bắt đầu tại một ngôi chùa.
Bên cạnh đó là các hoạt động hàng ngày, cuối tuần, chương trình du lịch homestay, trải nghiệm ẩm thực, trò chơi dân gian... nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, thu hút khách du lịch đến với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.
Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), tối 18/11, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, mang đến trải nghiệm gần gũi và hấp dẫn hơn.
Xuất phát từ tình yêu đối với văn chương, một dự án cộng đồng mang tên “Rubik văn chương” đã ra đời và trở thành nơi trao đổi các kiến thức văn học bổ ích của những bạn trẻ.
Từ nay đến hết ngày 30/11, công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài nước khi đến với không gian Aqua Art, 44 phố Yên Phụ, sẽ được thưởng lãm nhiều tác phẩm tranh vẽ về Hà Nội cùng các workshop về hội họa độc đáo.
Lần thứ tư tổ chức, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 được mở rộng với hơn 110 hoạt động thuộc 12 lĩnh vực công nghiệp văn hoá tiêu biểu, qua đó, tinh thần sáng tạo được lan toả rộng khắp.
0